Diễn biến lịch sử hoạt động của Bitcoin trên thế giới
Bitcoin lần đầu được nhắc đến vào năm 2008 trong một bài đăng về giao thức thanh toán ngang hàng của nhân vật ẩn danh Satoshi Nakamoto và bắt đầu đi vào sử dụng từ 2009. Năm 2010 Bitcoins được giao dịch công khai (1000 BTC = $3 USD); tháng 7, 2010—MT. GOX mở cửa và trở thành sàn giao dịch lớn nhất và được biết đến nhiều nhất trong cộng đồng Bitcoin; tháng 11, 2010—Giá trị của của nền kinh tế Bitcoin vượt mức $1 triệu USD. Năm 2011, giá trị của đồng Bitcoin tăng từ $0.30 lên $32, trước khi rớt trở lại $2. Bitcoin bắt đầu thu hút dư luận từ 2012, khi có rất nhiều bài báo nhắc đến nó. Năm 2013, một số dịch vụ lớn như OKCupid, Baidu, Reddit, Humble Bundle, Foodler và Gyft bắt đầu sử dụng nó. Tại Canada đã có máy ATM mua bán Bitcoin đầu tiên trên thế giới. Trong năm 2013, phiên có khối lượng giao dịch cao nhất rơi vào ngày 16/04/2013 với 636,571 Bitcoin được chuyển nhượng, cao gần gấp đôi khối lượng cao nhất trong giai đoạn tháng 11-tháng 12/2013 là 340,727 Bitcoin xác lập hôm 18/12/2013.
Tổng khối lượng giao dịch của 3 sàn giao dịch hàng đầu là BTC China, Mt. Gox và Bitstamp trong năm 2013:

Tuy nhiên sang đến năm 2014, giá Bitcoin đã sụt giảm mạnh sau một loạt bê bối. Ngày 28 tháng 2 năm 2014 sàn giao dịch Bitcoin MT .GOX lớn nhất thế giới phải nộp đơn phá sản tại Nhật Bản do để mất 750.000 Bitcoin của khách và 100.000 của chính MT.GOX tương đương 473 triệu USD. Tiếp đó ngày 4 tháng 3 năm 2014 ngân hàng Flexcoin tại Canada chuyên nhận tiền gửi Bitcoin phải đóng cửa do bị tin tặc đáng cắp 896 Bitcoin xấp xỉ 600.000 USD.Vụ việc đã làm giảm uy tín của loại đồng tiền ảo này.
Trên thế giới, phản ứng của chính phủ các nước với Bitcoin rất khác nhau. Trong khi Đức công nhận Bitcoin là tiền tệ; Cơ quan Quản lý Tiền tệ Hồng Kông (HKMA), Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ, Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) tuyên bố không quản Bitcoin. Hồng Kông chuẩn bị đón máy Bitcoin ATM thứ hai trên thế giới, sau Canada. thì một số nước như Phần Lan hay Na Uy chỉ coi đây là hàng hóa, thậm chí Trung Quốc và Thái Lan còn cấm. Còn tại Mỹ, Sở thuế vụ (IRS) vẫn chưa đưa ra hướng dẫn nào về Bitcoin ngoài việc tuyên bố đang bàn bạc về vấn đề này. IRS vẫn giám sát các loại tiền ảo và giao dịch trên Internet từ năm 2007. Theo Financial Times, Anh hiện đánh thuế 20% lên việc mua bán Bitcoin, do lo ngại nó có thể được dùng để rửa tiền và trốn thuế. Tuy nhiên, hôm qua, nước này lại tuyên bố đang xem xét biện pháp thay thế, do các hãng giao dịch than phiền việc này làm giảm khả năng cạnh tranh của họ, một số công ty còn cân nhắc chuyển sang nước khác làm ăn.
Tại Việt Nam
Làn sóng “cày” và đầu tư tiền ảo Bitcoin trên thế giới đã bắt đầu lan sang Việt Nam vài năm gần đây và vẫn tiếp tục nóng lên. Đến nay, đã có hai doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam chấp nhận thanh toán bằng bitcoin là Diễn đàn lamchame.com và websosanh.vn. Việc này càng khiến tâm lý “đào” và đầu tư bitcoin càng trở nên sôi sục. Số lượng người quan tâm đến bitcoin ngày càng tăng nhanh.
Trước tình hình đó, vào ngày 27/2/2014, Ngân hàng Nhà nước ra thông cáo báo chí khẳng định không xem Bitcoin là tiền tệ, không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam. Do vậy, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khuyến cáo các tổ chức, cá nhân không nên đầu tư, nắm giữ, thực hiện các giao dịch liên quan đến bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác. Đây là phản ứng đầu tiên của ngân hàng trung ương đối với đồng tiền ảo này. Mặt khác, Bộ Công Thương – đơn vị có trách nhiệm quản lý thị trường hàng hóa (bao gồm các sàn giao dịch hàng hóa) và thương mại điện tử cũng tuyên bố Bitcoin không phải hàng hóa nên “không thuộc đối tượng điều chỉnh” của cơ quan này.
Không được Ngân hàng Nhà nước thừa nhận là tiền tệ, Bộ Công Thương thừa nhận là hàng hóa, song nhiều người tham gia đầu tư vào Bitcoin cho biết vẫn sẽ sử dụng đồng tiền ảo này với quy mô hẹp hơn, như một loại hàng hóa trao đổi. Thực tế hiện nay, nhà đầu tư Việt chủ yếu mua bán, giao dịch Bitcoin trên các sàn ở nước ngoài. Một số sàn lớn mà nhà đầu tư Việt đang tham gia giao dịch là Btc-e, Cryptsy, Bitfinex hay Localbitcoins... "Do đó, kể cả cấm trong nước, cơ quan quản lý cũng khó mà kiểm soát được". Không chỉ dừng lại ở những diễn đàn hay những câu lạc bộ như trước, sàn giao dịch bitcoin đầu tiên của Việt Nam với tên gọi VBTC vẫn ra mắt chính thức vào ngày 9-7, cho phép mua bán số lượng không giới hạn đồng Bitcoin tại Việt Nam.
Cần khuyến cáo người dân không nên nắm giữ và sử dụng Bitcoin
Mặc dù Ngân Hàng Nhà Nước và Bộ Công Thương đã ra văn bản cảnh báo về Bitcoin, tuy nhiên chưa có điều luật nào tại Việt Nam cấm việc buôn bán, sử dụng, trao đổi Bitcoin. Các quốc gia khác trên thế giới cũng chỉ dừng lại ở mức đưa ra cảnh báo về độ rủi ro cao của Bitcoin giống như tại Việt Nam. Thực tế, sàn Bitcoin đầu tiên tại Việt Nam đã được mở từ tháng 7 hiện vẫn hoạt động.
Điều 18, Luật Bảo hiểm tiền gửi quy định: “Tiền gửi được bảo hiểm là tiền gửi bằng đồng Việt Nam của cá nhân gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu.” Mặt khác Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có ý kiến “Các tổ chức tín dụng không được phép sử dụng Bitcoin (và các loại tiền ảo tương tự khác) như một loại tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán khi cung ứng dịch vụ cho khách hàng”. Do đó việc sở hữu, mua bán, sử dụng bitcoin (và các loại tiền ảo tương tự khác) như là một loại tài sản tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho người dân và không được bảo hiểm tiền gửi.
Một lãnh đạo Ngân hàng TMCP cho rằng, nếu có quá nhiều người tham gia kinh doanh tiền ảo, thì một phần dòng tiền của các ngân hàng sẽ bị chuyển dịch. Ngoài ra, nếu bitcoin được chấp nhận rộng rãi, doanh thu từ ngoại hối của các ngân hàng cũng sụt giảm mạnh (hiện ngân hàng áp dụng mức phí nhận ngoại hối khá cao, trong khi nếu chuyển bằng bitcoin hầu như miễn phí).
Tuy nhiên, điều đáng ngại nhất là, nếu đồng tiền ảo này phát triển, NHNN sẽ không kiểm soát được dòng tiền trong nền kinh tế. Đặc biệt, dòng tiền ảo này có thể chui vào những lĩnh vực “đen”
Vì lợi ích của chính bản thân từ đó góp phần vào lợi ích chung của hệ thống ngân hàng, người dân và doanh nghiệp cần nắm rõ những quy định có liên quan, từ đó hạn chế nắm giữ, đầu tư hay giao dịch đồng tiền này.