Thông tư nêu rõ, ngân hàng không có công ty con, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thường xuyên duy trì tỷ lệ an toàn vốn xác định trên cơ sở báo cáo tài chính của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tối thiểu 8%.
Với ngân hàng có công ty con, bên cạnh việc phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn xác định trên cơ sở báo cáo tài chính của ngân hàng tối thiểu 8%; còn phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất xác định trên cơ sở báo cáo tài chính hợp nhất của ngân hàng tối thiểu 8%.
Trường hợp ngân hàng có công ty con là công ty kinh doanh bảo hiểm thì tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất được xác định trên cơ sở báo cáo tài chính hợp nhất của ngân hàng nhưng không hợp nhất công ty con là công ty kinh doanh bảo hiểm theo nguyên tắc hợp nhất của pháp luật về kế toán và báo cáo tài chính đối với tổ chức tín dụng.
Đối với các khoản mục bằng ngoại tệ, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy ra đồng Việt Nam khi tính tỷ lệ an toàn vốn như sau. Thứ nhất, thực hiện theo quy định về hạch toán trên các tài khoản ngoại tệ của pháp luật về hệ thống tài khoản kế toán. Thứ hai, đối với rủi ro ngoại hối thì thực hiện như sau: Tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đô la Mỹ: là tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước công bố vào ngày báo cáo; Tỷ giá giữa đồng Việt Nam và các ngoại tệ khác: là tỷ giá bán giao ngay chuyển khoản của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài vào cuối ngày báo cáo.
Theo quy định của Thông tư, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) tính theo đơn vị phần trăm (%) được xác định bằng công thức:
CAR= |
C |
x 100% |
RWA + 12,5 (KOR + KMR) |
Trong đó: C là vốn tự có; RWA là tổng tài sản tính theo rủi ro tín dụng; KOR là vốn yêu cầu cho rủi ro hoạt động; KMR là vốn yêu cầu cho rủi ro thị trường.
Đặc biệt, Thông tư cũng quy định cụ thể về vốn tự có, tài sản tính theo rủi ro tín dụng (RWA), hệ số rủi ro tín dụng (CRW).
Đáng chú ý đối với tài sản là khoản cho vay bảo đảm bằng bất động sản, hệ số rủi ro tín dụng áp dụng như sau:
a) Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải xác định Tỷ lệ bảo đảm (viết tắt là LTV) đối với khoản phải đòi được đảm bảo bằng bất động sản như sau:
(i) Tỷ lệ bảo đảm (LTV) = Tổng số dư khoản phải đòi/Giá trị của tài sản bảo đảm. Trong đó:
- Tổng số dư khoản phải đòi bao gồm tổng số dư (đã giải ngân và số dư chưa giải ngân) của khoản phải đòi và số dư (đã giải ngân và số dư chưa giải ngân) của các khoản phải đòi khác được bảo đảm bằng bất động sản đó tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
- Giá trị của tài sản bảo đảm là giá trị của bất động sản bảo đảm cho các khoản phải đòi đó được xác định tại thời điểm xét duyệt cho vay.
(ii) Tỷ lệ bảo đảm (LTV) phải được xác định lại khi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có thông tin giá trị của tài sản bảo đảm bị suy giảm trên 30% so với giá trị tại thời điểm xác định gần nhất.
b) Hệ số rủi ro tín dụng áp dụng đối với khoản phải đòi được bảo đảm bằng bất động sản không kinh doanh theo chỉ tiêu Tỷ lệ bảo đảm (LTV) như sau:
LTV |
LTV dưới 40% |
LTV từ 40% trở lên đến dưới 60% |
LTV từ 60% trở lên đến dưới 80% |
LTV từ 80% trở lên đến dưới 90% |
LTV từ 90% trở lên đến dưới 100% |
LTV từ 100% trở lên |
Hệ số |
30% |
40% |
50% |
70% |
80% |
100%
|
c) Đối với khoản phải đòi được đảm bảo bằng bất động sản kinh doanh, hệ số rủi ro tín dụng áp dụng theo chỉ tiêu Tỷ lệ bảo đảm (LTV) đối với khoản phải đòi được đảm bảo bằng bất động sản kinh doanh như sau:
|
LTV dưới 60% |
LTV từ 60% trở lên đến dưới 75% |
LTV từ |
Khoản phải đòi được |
75% |
100% |
120% |
d) Đối với khoản phải đòi được đảm bảo bằng bất động sản là hỗn hợp bất động sản kinh doanh và bất động sản không kinh doanh, hệ số rủi ro tín dụng được xác định riêng cho từng bất động sản kinh doanh và bất động sản không kinh doanh tương ứng theo tỷ lệ tổng diện tích mặt bằng của bất động sản;
đ) Hệ số rủi ro tín dụng 150% được áp dụng đối với khoản phải đòi được đảm bảo bằng bất động sản mà ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không có thông tin về Tỷ lệ bảo đảm (LTV);
e) Hệ số rủi ro tín dụng 200% được áp dụng đối với tài sản là khoản cấp tín dụng tài trợ dự án kinh doanh bất động sản.
(Xem toàn văn Thông tư 41/2016/TT-NHNN)