Tham dự có đồng chí Trần Quốc Thành - Bí thư Đảng bộ, Giám đốc Chi nhánh; các đồng chí trong Ban giám đốc; các đồng chí là khách mời ở Chi bộ 2, Chi bộ 3 thuộc Đảng bộ Chi nhánh; Cấp ủy và toàn thể đảng viên Chi bộ 1.
Thành cổ Sơn Tây được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 3 (1822) tại tỉnh Sơn Tây cũ, là tòa thành cổ được xây bằng đá ong của Việt Nam có tổng diện tích 16ha với các kiến trúc độc đáo như: tường thành bằng đá ong, 4 cổng thành xây bằng gạch cổ. Đây là một trong số ít tòa thành dưới thời Minh Mạng còn lại đến ngày nay, được xây dựng kiên cố để bảo vệ vùng đất phía tây bắc Thăng Long. Thành cổ Sơn Tây đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử kiến trúc quốc gia năm 1994. Thành hình tứ giác, có mặt cắt hình thang, chân thành rộng 6m, mặt thành rộng 4m, có nhiều lỗ ở phía trên để cho quân lính nấp phía trong bắn súng ra ngoài hoặc dùng giáo mác có cán dài đâm đối phương khi trèo lên tường thành.
Thành có 4 cổng chính: chính Nam gọi là cổng Tiền; chính Bắc - cổng Hậu; chính Đông và chính Tây. Mỗi cổng ở phía trên đều có lầu canh (vọng lâu) và chỉ có 1 lối ra vào; phía ngoài có đắp Dương mã thành (còn gọi là mang cá) hình chóp nón chắn phía ngoài của thành. Xung quanh thành phía ngoài có hào sâu 3m, rộng 20m, dài khoảng 1.795m, được nối ra sông Tích ở góc thành phía Tây Nam.
Dâng hương tại điện Kinh Thiên
Phía trong Thành, đoàn cán bộ, đảng viên Chi nhánh đã thành kính dâng hương tại điện Kinh Thiên để tưởng nhớ và bày tỏ lòng biết ơn các Anh hùng liệt sỹ, đồng bào, đồng chí đã anh dũng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì bình yên, hạnh phúc của nhân dân.
Đoàn được nghe giới thiệu về kiến trúc của tòa thành và các công trình quan trọng như: “Vọng cung nữ” là nơi nghỉ của vua mỗi khi đi tuần thú và là nơi các quan trong trấn đến tế lễ hoặc “bái vọng” mỗi khi có chiếu chỉ của nhà vua ban xuống; “Đoan môn” có 3 cửa ra vào, cửa ở giữa là lối đi giành cho vua, cửa 2 bên giành cho các quan lại; “Kỳ đài” (cột cờ) xây trên một bệ hình chóp vuông cụt bằng đá ong, cao khoảng 18m; “Võ miếu” là nơi thờ các tướng sĩ đã anh dũng hy sinh trong khi chiến đấu bảo vệ thành.
Thăm quan và được nghe giới thiệu tại điện Kinh Thiên
Chụp ảnh lưu niệm tại Cột cờ
Toàn thể đảng viên tham dự cảm thấy tự hào khi di tích lịch sử, kiến trúc quốc gia Thành cổ Sơn Tây được quan tâm, giữ gìn, chăm sóc và bảo vệ cho các thế hệ mai sau. Cuộc hành trình tuy ngắn nhưng để lại trong lòng mỗi cán bộ, đảng viên ký ức đẹp và lòng tự hào về lịch sử dân tộc.
Phòng Tổng hợp, Chi nhánh BHTGVN tại TP Hà Nội