Từ khi thành lập và đi vào hoạt động đến hết năm 2012, chức năng giám sát và kiểm tra của BHTG Việt
Trong đó giám sát từ xa là thông qua báo cáo của tổ chức tham gia BHTG và các nguồn thông tin khác để phân tích, đánh giá tình hình hoạt động, mức độ rủi ro cũng như việc chấp hành các quy định của pháp luật về BHTG, các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng. Từ đó, BHTGVN cảnh báo để tổ chức tham gia BHTG có biện pháp khắc phục và chủ động phòng ngừa. Kiểm tra tại chỗ là hoạt động hỗ trợ và bổ sung cho hoạt động giám sát từ xa, với mục đích nhằm đánh giá chính xác hơn mức độ, nguyên nhân của các vi phạm, yêu cầu tổ chức tham gia BHTG chỉnh sửa kịp thời.
Thực hiện các quy định về BHTG, BHTG Việt Nam đã chủ động tập trung nghiên cứu, ứng dụng một số mô hình giám sát tài chính hiệu quả, phù hợp với thực tiễn Việt Nam đồng thời từng bước triển khai có hiệu quả hoạt động giám sát từ xa và kiểm tra tại chỗ đối với các tổ chức tham gia BHTG trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về BHTG và các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng.
Hoạt động giám sát từ xa luôn được xác định là một nghiệp vụ chủ yếu của BHTG Việt Nam. Đây được xem là hệ thống cảnh báo sớm để phát hiện và đánh giá những rủi ro tiềm ẩn của các tổ chức tham gia BHTG trên cơ sở các tiêu chí và chuẩn mực quốc tế tiên tiến. Thời gian qua, BHTG Việt Nam đã thực hiện giám sát thường xuyên đối với 100% tổ chức tham gia BHTG, phát hiện hàng chục nghìn vi phạm trong hoạt động, trong đó hơn 80% là vi phạm các quy định về an toàn trong hoạt động. Trên cơ sở kết quả giám sát từ xa, BHTG Việt
Cùng với giám sát từ xa, hoạt động kiểm tra tại chỗ cũng được xác định là một nghiệp vụ quan trọng, không thể thiếu trong một hệ thống giám sát chung của BHTG. Nhiều nội dung, chỉ tiêu hoạt động của các tổ chức tham gia BHTG chỉ có đủ thông tin phục vụ cho việc phân tích, đánh giá chính xác thông qua kiểm tra tại chỗ - điều hoạt động giám sát từ xa không thể làm được. Thời gian qua, BHTG Việt
Cùng với công tác thanh tra, kiểm tra của NHNN, công tác giám sát từ xa và kiểm tra tại chỗ của BHTG Việt Nam đã trở thành một công cụ đánh giá một cách khách quan thực trạng hoạt động, tính tuân thủ pháp luật và mức độ rủi ro của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam. Những phân tích, đánh giá, cảnh báo của BHTG Việt Nam qua giám sát, kiểm tra đã giúp tổ chức tham gia BHTG nhìn nhận một cách khách quan những tồn tại, vi phạm trong hoạt động, thúc đẩy việc củng cố, chấn chỉnh, nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về BHTG và các quy định về đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng. Hoạt động giám sát từ xa và kiểm tra tại chỗ không chỉ đưa ra những kiến nghị và cảnh báo về vi phạm giúp tổ chức tham gia BHTG chỉnh sửa, phòng ngừa mà còn dự báo được xu hướng biến động của tổ chức tham gia BHTG.
Từ ngày 01/01/2013 Luật BHTG chính thức có hiệu lực thi hành, hoạt động giám sát và kiểm tra của BHTG Việt Nam được quy định tại Khoản 9, Khoản 10 Điều 13 của Luật. Theo đó, Luật BHTG tiếp tục trao cho BHTG Việt Nam chức năng theo dõi, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về BHTG và chức năng giám sát từ xa việc chấp hành các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng.
Tuy nhiên, chức năng kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn trong hoạt động ngân hàng chưa được quy định rõ trong Luật. Thực tế 15 năm hoạt động của BHTG đã chứng minh kết quả giám sát từ xa là nguồn thông tin đầu vào hiệu quả cho hoạt động kiểm tra tại chỗ, đồng thời việc kiểm tra an toàn giúp làm rõ những vấn đề còn vướng mắc chưa thể kết luận rõ qua công tác giám sát từ xa. Do vậy việc không quy định rõ chức năng kiểm tra an toàn gây hạn chế lớn và vô hình chung tạo ra sự không đồng nhất giữa hai hoạt động chính cấu thành nên hoạt động giám sát rủi ro của BHTG Việt
Kinh nghiệm tại một số quốc gia có hệ thống BHTG phát triển trên thế giới như Mỹ, Đài Loan, Hàn Quốc… cho thấy hoạt động kiểm tra, giám sát là yêu cầu cần thiết đảm bảo hiệu quả hoạt động của tổ chức BHTG trong việc bảo vệ người gửi tiền và góp phần duy trì ổn định hoạt động tài chính quốc gia.
Hơn nữa, hệ thống BHTG trên thế giới đã phát triển qua ba mô hình gồm: mô hình chi trả, mô hình chi trả với quyền hạn mở rộng và mô hình giảm thiểu rủi ro. Tuy cả ba mô hình trên vẫn còn được áp dụng nhưng mô hình phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay là mô hình giảm thiểu rủi ro được hầu hết các nước trên thế giới áp dụng. Đặc điểm của mô hình này là tính độc lập và chủ động tương đối của tổ chức BHTG với chức năng giám sát và kiểm tra sự an toàn, mức độ rủi ro của các tổ chức tham gia BHTG. Theo quy định hiện hành, mô hình hoạt động của BHTG Việt Nam đang từ mô hình chi trả với quyền hạn mở rộng và có nhiều quyền hạn tương đồng với mô hình giảm thiểu rủi ro nay chuyển về mô hình chi trả với quyền hạn mở rộng nhưng trong đó rất nhiều quyền hạn lại bị thu hẹp. Đây là một bước lùi so với hoạt động trước đây của chính tổ chức BHTG cũng như với thông lệ quốc tế về BHTG.
Như vậy, việc ban hành Luật BHTG tạo hành lang pháp lý đầy đủ, thống nhất nhằm nâng tầm BHTG Việt