Thông lệ quốc tế về nguồn vốn và đầu tư
Nguyên tắc 9 trong Bộ nguyên tắc cơ bản phát triển hệ thống BHTG hiệu quả của IADI khuyến nghị: “Một tổ chức BHTG phải có sẵn các quỹ và cơ chế cấp vốn để đảm bảo chi trả kịp thời cho người gửi tiền.”.Các tiêu chuẩn 4, 6, 7 của Nguyên tắc 9 nêu rõ: Cơ chế cấp vốn khẩn cấp BHTG gồm cấp vốn thanh khoản (phải được xây dựng trước để đảm bảo sử dụng hiệu quả, kịp thời) và nguồn thanh khoản bảo đảm phải được quy định cụ thể,gồm thỏa thuận cấp vốn của chính phủ, NHTW hoặc vay từ thị trường. Tổ chức BHTG phải đầu tư và quản lý an toàn vốn, duy trì thanh khoản và kiểm soát rủi ro…Chỉ thị 2014/49/EU của châu Âu khuyến nghị tổ chức BHTG đầu tư vào tài sản rủi ro thấp và hình thức đầu tư phải đa dạng. Khái niệm “tài sản rủi ro thấp” được nêu tại Quy định số 575/2013: Rủi ro 0% gồm hình thức đầu tư vào sản phẩm của NHTW châu Âu và các nước, của chính phủ, tổ chức tài chính (TCTC) công, ngân hàng phát triển đa phương và TCTC quốc tế; rủi ro 20-50% khi đầu tư vào sản phẩm được tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập (ECAI) đánh giá.
Năm 2015, hội nghị toàn thể của Ủy ban ổn định tài chính toàn cầu - FSB tiếp tục đưa Bộ nguyên tắc của IADI tích hợp vào Bộ tiêu chuẩn đảm bảo an toàn hệ thống tài chính toàn cầu. Quốc tế khuyến nghị tổ chức BHTG gửi tiền tại NHTW, đầu tư vào ngân hàng nhưng nên thiếp lập và tuân thủ tiêu chuẩn hạn chế đầu tư quy mô lớn; việc hoàn trả vốn vay từ chính phủ nên giới hạn ở vốn cấp ban đầu và vốn thanh khoảnnhằm hỗ trợ quá trình tích lũy quỹ BHTG. Tổ chức BHTG cần xây dựng kế hoạch tài chính thường niên ba bước: Dự báo dòng tiền - Phân tích rủi ro (có dự báo chi trả và xử lý đổ vỡ) - Xác định nhu cầu vốn và điều chỉnh đầu tư.
Tại các quốc gia có tổ chức BHTG là thành viên APRC đều có quy định về nguồn vốn và quỹ BHTG gồm vốn cấp ban đầu (Ấn Độ, Đài Loan, Indonesia, Kazakhstan, Nga, Philippines và Việt Nam), thu phí, thu nhập từ đầu tư, thu từ thanh lý, quỹ BHTG của các tổ chức thành viên được sử dụng để: i) Trả tiền bảo hiểm; ii) Hỗ trợ tài chính củng cố năng lực TCTD trong thương vụ P&A, M&A, và cải thiện hoạt động của tổ chức gặp vấn đề; iii) Thành lập và cấp vốn cho ngân hàng bắc cầu tạm thời tiếp quản TCTD đổ vỡ; và iv) Cung cấp thanh khoản hỗ trợ chi trả. Tổ chức BHTG theo mô hình thuần chi trả chủ yếu sử dụng quỹ BHTG để chi trả; tổ chức có mô hình kết hợp giữa chi trả và chi trả với quyền hạn mở rộng hoặc mô hình giảm thiểu rủi ro có thêm công cụ xử lý linh hoạt khác. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) theo mô hình chi trả với quyền hạn mở rộng thực hiện duy nhất mục đích chi trả BHTG; hình thức hỗ trợ tài chính trước đây không được quy định trong luật BHTG kể từ ngày 1/1/2013. Cả 16 tổ chức BHTG đều có thẩm quyền gây quỹ ngoài nguồn lực cấp vốn truyền thống. Tại Việt Nam, theo Luật BHTG, tổ chức BHTG được tiếp nhận vốn vay đặc biệt từ NHTW và TCTD có bảo lãnh chính phủ. Australia, Azerbaijan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Nga, Singapore, Thái Lan, Philippines được phép gây quỹ thông qua phát hành nợ.Azerbaijan, Bangladesh, Hồng Kông không được cấp vốn trước.
Nguồn vốn của 16 tổ chức BHTG thành viên APRC
Quốc gia |
Vốn ban đầu |
Hỗ trợ |
Ghi chú |
Ấn Độ |
INR500 triệu (US$11 triệu) |
NHTW |
Tăng lênINR500 triệu (1984) |
Australia |
Không có |
Có |
Quốc hội phê chuẩn số vốn FCS được hỗ trợ từ chính phủ |
Đài Loan |
NT10 tỷ (US$313 triệu) |
BTC, NHTW |
Vốn ban đầu là NT2 tỷ (1985), tăng lên 5 tỷ (1992), 10 tỷ (1995) |
Hàn Quốc |
Không có |
- |
10 tỷ KRW khi mới thành lập BHTG |
Indonesia |
IDR4.000 tỷ (US$438 triệu) |
Chính phủ |
Vốn ban đầu cấp năm 2005. Chính phủ tái cấp vốn nếu vốn giảm <IDR4.000 tỷ |
Nhật bản |
JPY455 triệu(US$4,9 triệu) |
BTC, NHTW, TCTC tư nhân |
Vốn ban đầu cấp (1971)àJPY 455 triệu |
Kazakhstan |
KZT121 tỷ (US$825 triệu) |
NHTW |
Vốn ban đầu KZT1 tỷ (1999) à110 tỷ (2009) à tăng 10%/năm đến 2012 |
Malaysia |
Không có |
- |
- |
Nga |
RUB8,4 tỷ (US$284 triệu) |
BTC |
Chính phủ bổ sung US$6,6 tỷ để ngăn chặn phá sản (2008) |
Singapore |
Không có |
- |
- |
Thái Lan |
Không có |
- |
- |
Philippines |
PHP3 tỷ (US$66 triệu) |
Chính phủ |
PHP5 triệu (1963) à3 tỷ (1998) |
Việt Nam |
VND5.000 tỷ (US$261 triệu) |
BTC |
VND4.000 tỷ chính thức cấp năm 2015 |
Mặc dù thông lệ quốc tế khuyến nghị đầu tư thặng dư của quỹ BHTGvà thu nhập phái sinh có thể được bổ sung vào quỹ BHTG, chính sách đầu tư của tổ chức BHTG phải cân đối hợp lý để đảm bảo thanh khoản khẩn cấp khi cần. Chính sách đầu tư không nên quá táo bạo nếu không muốn làm xói mòn niềm tin công chúng. Để đảm bảo an toàn và thanh khoản, hầu hết 16 tổ chức BHTG đầu tư vào các công cụ đảm bảm vốn gốc và thanh khoản cao như TPCP, trái phiếu ngân hàng, tín phiếu ngắn hạn hoặc gửi tiền tại NHTW hoặc TCTD lành mạnh. Rất ít tổ chức BHTG được phép đầu tư vào các công cụ tài chính rủi ro cao.
Tổ chức BHTG tại 10/16 nướcđược phép gửi tiền tại NHTW; 15/16 quốc gia (trừ Ấn Độ) quy định tổ chức BHTG được mua TPCP – phù hợp với khuyến nghị của IADI. Tại Azerbaijan, Hàn Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản, tổ chức BHTG được gửi tiền tại các TCTD lành mạnh. Philippines cho phép BHTG được gửi tiền tại bất kỳ ngân hàng nào huy động tiền gửi hoặc trung gian tài chính của chính phủ. Quỹ BHTG Azerbaijan có thể đầu tư mua trái phiếu của TCTD nước ngoài và trái phiếu quỹ thế chấp; Cơ quan BHTG Hồng Kông được đầu tư vào sản phẩm tài chính phái sinh và TPCP Mỹ.NHTW Kazakhstan xây dựng danh mục công cụ tài chính để tổ chức BHTG tham chiếu đầu tưvào chứng khoán nợ trung gian, TPCP nước ngoài, chứng khoán phái sinh, repos và reverse repos (mua kỳ hạn: mua chứng khoán sau đó cam kết bán lại). Nga là nước duy nhất cho phép tổ chức BHTG đầu tư vào nhiều sản phẩm đầu tư gồm cả cổ phiếu doanh nghiệp.
Thực tiễn pháp luật về đầu tư nguồn vốn BHTG tại Việt Nam và một số đề xuất
Điều 31 Luật BHTG; Khoản 7 Điều 8 – Quyết định 1395 ngày 13/8/2013 phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của BHTGVN; Khoản 4 Điều 5 Thông tư 312/2016/TT-BTC quy định: Tổ chức BHTG được sử dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để mua TPCP, tín phiếu NHNN và gửi tiền tại NHNN.Từ khi Luật BHTG có hiệu lực, BHTGVN tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật về đầu tư vốn nhàn rỗi, trong đó tập trung mua TPCP và gửi tiền tại NHNN, góp phần giúp tăng trưởng vốn ổn định, hiệu quả.
Đầu tư vào TPCP có nhiều ưu điểm nhưđược đảm bảo chắc chắn bởi uy tín Chính phủ và tài sản quốc gia, có tính thanh khoản cao nhất hiện nay. Tuy nhiên, TPCP có nhược điểm là nhu cầu mua phụ thuộc vào phát hành và đấu thầu của Kho bạc Nhà nước (ngày thứ tư hàng tuần),việc mua (thứ cấp)phụ thuộc vào nhu cầu của đối tác bán đối với khối lượng và kỳ hạn, tiềm ẩn rủi ro biến động giá khi bán vào cuối thời hạn và lúc mất giá) sẽ gây lỗ vốn,khó cạnh tranh với hình thức gửi tiền tại NHTM, giao dịch phụ thuộc vào trung gian, quy mô giao dịch lên đến hàng trăm tỷ nên sẽ mất phí lớn và chịu phí lưu ký bắt buộc.Trên thực tế, BHTGVN chỉmua và nắm giữ trái phiếu đến ngày đáo hạn mà chưa có trường hợp bán khi cần.Hoạt động đầu tư trái phiếu chưa thực sự phù hợp với quy luật thị trường và tạo ra bất lợi không nhỏ đối với kết quả đầu tư(lãi suất không cao vẫn phải mua và lãi suất cao lại không được bán…).Khi chưa đầu tư trái phiếu, vốn nhàn rỗi được BHTGVN gửi tại NHNN và hưởng lãi suất cố định với ưu điểm là kỳ hạn linh hoạt và có thể rút ra bất cứ lúc nào để mua TPCP…Tuy nhiên, lãi suất gửi tiền tại NHNN tương đối thấp nên hiệu quả đầu tư không cao.
So với các quy định trước đây và liên quan, Luật BHTG hiện có một số hạn chế:
1/. Mục b Khoản 5 Điều 5 Thông tư số 312/2016/TT-BTC ngày 24/11/2016 của Bộ Tài chính quy định chế độ tài chính đối với BHTGVN đề cập việc BHTGVN được bán TPCP, tín phiếu NHNN trong trường hợp cần chi trả: Tuy nhiên, văn bản điều chỉnh cao nhất là Luật BHTG lại không có quy định.
2/. Các văn bản pháp lý trước Luật BHTG và quy định hiện hành đều không cho phép BHTGVN được linh hoạt mua và bán trái phiếu.Tuy nhiên, các quy định trước Luật BHTG cho phép tổ chức BHTG có nhiều hình thức đầu tư như mua trái phiếu doanh nghiệp, gửi tiền tại NHTM được NHNN xếp loại A nên khả năng sinh lời cao hơn. Dù kế thừa quy định cũ về đầu tư, Luật BHTG hiện nay đang hạn chế BHTGVN trong đầu tư vốn nhàn rỗi, ảnh hưởng đến năng lực tài chính, đặc biệt nếu BHTGVN muốn tham gia tái cơ cấu các TCTD theo yêu cầu mới.
Để đảm bảo ổn định tài chính của tổ chức BHTG, đồng thời bảo toàn nguồn vốn và tăng hiệu quả đầu tư vốn tạm thời nhàn rỗi của BHTGVN, bài viết xin đưa ra một số kiến nghị sau:
-Vốn nhàn rỗi của BHTGVN được hầu hết sử dụng để đầu tư; trong khi đi vay cần nhiều thủ tục và hiện chưa có quy định chi tiết. Nếu xảy ra đổ vỡ, khả năng đủ quỹ để chi trả là khó khăn.Để đảm bảo đủ nguồn lực và thanh khoản đáp ứng chi trả khẩn cấp, BHTGVN cần được bán TPCP lúc thích hợp.
- Thị trường chứng khoán (TTCK) là nơi các công cụ chứng khoán được mua bán, chuyển nhượng nhằm tạo tính thanh khoản. Việc BHTGVN tham gia đầy đủ thị trường cả 2 chiều gồm mua (sơ cấp và thứ cấp) và bán (thứ cấp)là cần thiết, góp phần thúc đẩy thị trường phát triển.
- Kết luận Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại buổi làm việc với BHTGVN ngày 10/8/2016 về việc sửa đổi Luật BHTG để khắc phục các hạn chế nói trên, tích lũy hơn nữa nguồn lực để tham gia sâu hơn quá trình tái cơ cấu ngân hàng là cơ sở để BHTGVN có thể cho vay và hỗ trợ NHTM tham gia trực tiếp tái cơ cấu tổ chức tín dụng yếu kém và hỗ trợ cho vay chính các ngân hàng trực tiếp tái cơ cấu để nâng cao năng lực tài chính của mình.
- Danh mục đầu tư của BHTGVN hiện khá an toàn. Trước đây, BHTGVN có nhiều hình thức đầu tư nên tỷ lệ giữa thu lãi từ đầu tư/vốn đầu tư đạt hàng chục phần trăm; tỷ lệ này hiện giảm mạnh theo quy định hiện hành.Nếu được mua giấy tờ có giá của TCTD hoạt động tốt theo xếp loại tín nhiệm và chỉ định của NHHH, BHTGVN sẽ có thêm cơ hội gia tăng lợi nhuận. Do vậy, nhà nước cần có chính sách để vừa đảm bảo an toàn, hiệu quả, vừa tuân thủ nguyên tắc thị trường.
Sửa đổi Luật BHTG cần kế thừa những điểm tích cực cơ sở pháp lý hiện tại, tiếp tục nghiên cứu bổ sung nội dung phù hợp với Việt Nam và quốc tế, tránh thụt lùi và lãng phí nguồn lực.Chính sách BHTG cần hài hòa lợi ích Nhà nước -TCTD -người gửi tiền. Tới đây, khi Thủ tướng quyết định nâng hạn mức trả tiền bảo hiểm từ mức hiện tại 50 triệu đồng,niềm tin công chúng sẽ được củng cốhơn nữa nhưng cũng đặt ra thách thức cho BHTGVNvề đảm bảo đủ vốn để thực thi chính sách. Luật BHTG khi được sửa đổi sẽ giúp tăng cường năng lực tài chính cho BHTGVN, qua đó góp phần phát triển ổn định và lành mạnh hệ thống ngân hàng.
MHP
Tài liệu tham khảo:
IADI, 2011 và 2009 Funding Mechanisms of Deposit Insurance Systems in the Asia-Pacific Region
IADI, 2014, Core principles for deposit insurance systems
EU, 2013, Regulation No 575.2013 on Investment low-risk assets
IADI, 2016 và 2015, Annual Survey - Some Key Results vàSurveys on Deposit Insurance Íntitutions
DIV, Báo cáo tổng kết hoạt động BHTGVN 2016, 2015
DIV, Báo cáo thường niên 2015
2015 Annual Reports of 16 APRC member deposit institutions