PV: Ông có thể cho biết một số yếu tố quan trọng trong việc huy động vốn trong giai đoạn hiện nay, khi trên địa bàn có nhiều ngân hàng cùng hoạt động?
Ông Nguyễn Xuân Huy: Gửi ngân hàng là một hình thức tiết kiệm phổ biến và được nhiều người dân áp dụng, không chỉ kỳ vọng ngân hàng là một nơi an toàn cho của cải của họ mà còn là cỗmáy sinh ra tiền lãi từ tiền gốc ban đầu mà họ gửi.Hiện nay, các ngân hàng thương mại đang cạnh tranh vô cùng gay gắt và chúng tôi biết rằng muốn huy động tốt không chỉ cần lãi suất hấp dẫn, linh hoạt, thái độ phục vụ khách hàngmà còn cần khách hàng có niềm tin về thương hiệu. Khách hàng sẽ an tâm giao công sức dành dụm của mình cho ngân hàng và khách hàng sẽ càng tin tưởng hơn khi tiền của họ được bảo hiểm.
PV: Luật Bảo hiểm tiền gửi ra đời năm 2012, theoông, mức độ quan tâm hiểu biết của khách hàng đối với Luật này như thế nào?
Ông Nguyễn Xuân Huy: Trên thực tế, vẫn còn nhiều khách hàng không biết đếnbảo hiểm tiền gửi, một số khách hàngthường thắc mắc về những thông tin liên quan đến bảo hiểm tiền gửi, quyền và nghĩa vụ của khách hàng và tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khi đến gửi tiền tiết kiệm hay giao dịch. Bên cạnh đó, những người gửi tiền am hiểu về chính sách và cơ sở pháp lý về bảo hiểm tiền gửi thì họ quan tâm nhất chính là hạn mức chi trả tiền bảo hiểm.
PV: Được biết, từ năm 2005 đến nay, BHTGVN áp dụng hạn mức trả tiền bảo hiểm là 50 triệu đồng. Như vậy, theoông, đối với việc huy động tại ngân hàng PvCombank thì hạn mức trả tiền bảo hiểm có đáp ứng hay không?
Ông Nguyễn Xuân Huy: Có thể nói ở thời điểm năm 2005, hạn mức này bảo đảm bảo vệ toàn bộ được khoảng trên 80% người gửi tiền được bảo hiểm. Tuy nhiên, hiện nay, mức sống và thu nhập của người dân đã nâng lên rất nhiều so với hơn 10 năm trước. Theo tôi, mức chi trả bảo hiểm 50 triệu đồng đã không còn phù hợp khi khách hàng đến ngân hàng đa phần có số dư tiền gửi cao hơn nhiều mức tiền gửi được bảo hiểm và thực tế vẫn có nhiều khách hàng có số dư tiền gửi từ hàng trăm đến chục tỷ.Lượng khách hàng gửi tiền ở PvCombank với số dư tiền gửi mức trung bình cao hơn hạn mức chi trả tiền gửi được bảo hiểm, hơn 50% lượng khách giao dịch có số dư lên đến 300 triệu đồng và đa phần khách hàng thường than phiền hạn mức trả tiền thấp khi đọc Chứng nhận Bảo hiểm tiền gửi niêm yết tại quầy giao dịch.
PV: Ông có đề xuất gì về việc điều chỉnh hạn mức trả tiền bảo hiểm?
Ông Nguyễn Xuân Huy: Trong thực tế, ngay cả tổ chức tín dụng và khách hàng cũng đều không mong muốn tổ chức tín dụng đổ vỡ để nhận được số tiền chi trả. Tuy nhiên, thiết nghĩ, một hạn mức trả tiền bảo hiểm phù hợp là một thông điệp mạnh mẽ và hữu hiệu nhất và tỷ lệ thuận với mức an tâm của khách hàng. Hạn mức như thế nào để công chúng an tâm, có niềm tin khi trao tiền về các tổ chức tín dụng và các tổ chức tín dụng có thể kích thích nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư thay vì đổ vào các thị trường vàng, chứng khoán là một vấn đề tôi nhận thấy thường xuyên được trao đổi gần đây. Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam nên tính toán một cách khoa học, hợp lý trên cơ sở những chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, tình hình kinh tế, lạm phát, nợ xấu và thực trạng tái cấu trúc hệ thống ngân hàng như hiện nay để đề xuất một mức hạn mức chi trả cao hơn hiện nay.Bản thân tôi thấy hạn mức trả tiền cần điều chỉnh lên cao hơnvà nên ấn định hạn mức linh hoạt thay đổi trong thời gian sắp tới hoặc ấn định cụ thể thời gian xem xét thay đổi hạn mức nhằm duy trì niềm tin công chúng, qua đó tạo điều kiện thuận lợi để Chính phủ tiến hành cải cách, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng.
Đối với một số ý kiến đề nghị bảo hiểm toàn bộ số dư tiền gửi của khách hàng tôi không thống nhất mànên thiết kế đảm bảo một tỷ lệ đáng kể giá trị tiền gửi không được bảo hiểm. Như vậy người gửi tiền sẽ có cơ hội cân nhắc, cẩn trọng trong việc tìm đến các ngân hàng hoạt động tốt, có thương hiệu để gửi tiền và các ngân hàng có cơ hội cạnh tranh công bằng.
PV: Ông có đóng góp ý kiến gì thêm đối với hoạt động bảo hiểm tiền gửi không, thưa ông?
Ông Nguyễn Xuân Huy: Bảo hiểm tiền gửi không chỉ đơn giản là chi trả tiền gửi cho người dân khi tổ chức tín dụng phá sản mà Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam cần đẩy mạnh hơn công tác giám sát, cảnh báo an toàn cho hệ thống của tổ chức tín dụng khi gặp khó khăn và có những hỗ trợ cụ thể nhằm giúp tổ chức chấn chỉnh hoạt động.
Ngoài ra, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam cần tăng cường hoạt động tuyên truyền để công chúng hiểu và nắm rõ chính sách, quyền và nghĩa vụ của cả tổ chức tín dụng và khách hàng về BHTG khi đến giao dịch tại các tổ chức tín dụng.
PV: Xin cảm ơn ông.