Logo
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
Deposit Insurance of Vietnam
  • Giới thiệu
    • Thông điệp của Chủ tịch Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
    • Tổng quan về BHTGVN
    • Chức năng nhiệm vụ của BHTGVN
    • Cơ cấu tổ chức
      • Ban lãnh đạo qua các thời kỳ
      • Ban lãnh đạo hiện nay
      • Sơ đồ tổ chức
      • Mạng lưới BHTGVN
  • Dành cho người gửi tiền
    • Quyền lợi của người được BHTG
    • Mẫu chứng nhận tham gia BHTG
    • Danh sách tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục nhận tiền bảo hiểm
  • Dành cho tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục tham gia BHTG
    • Quyền lợi, nghĩa vụ của tổ chức tham gia BHTG
    • Hệ thống quản lý thu thập thông tin (ICM)
  • Thư viện
    • Video
    • Văn bản
      • Văn bản pháp luật về BHTG
      • Văn bản liên quan
      • Văn bản do BHTGVN ban hành
  • Thông tin báo chí
  • Ấn phẩm
    • Bản tin BHTG
    • Báo cáo thường niên
    • Ấn phẩm khác
  • Liên hệ
icon home Trang Chủ icon arrow Bảo hiểm tiền gửi trong nước

Sử dụng mô hình pearls trong hoạt đông giám sát đối với các tổ chức tài chính quy mô nhỏ

Thứ 2 , 14/11/2011
Pearls là gì?   PEARLS là tên viết tắt của các cụm từ tiếng Anh gồm: P - Protection (chỉ tiêu đảm bảo an toàn); E - Effective Financial Structure (Chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài chính hiệu quả); A - Asset Quality (Chất lượng tài sản có); R - Rates of Return and Costs (Thu nhập và chi phí); L- Liquidity ( Khả năng thanh khoản) và S - Signs of Growth (Dấu hiệu của sự tăng trưởng).

Mô hình PEARLS là hệ thống được thiết kế để giám sát hiệu quả hoạt động tài chính cho riêng đối với các tổ chức nhận tiền gửi, đặc biệt là các tổ chức tài chính có quy mô nhỏ.  Nó được coi là  công cụ cần thiết cho các cơ quan quản lý trong hoạt động giám sát nhằm đánh giá, cảnh báo và xếp hạng các tổ chức tài chính thành viên. PEARLS sử dụng một bộ các chỉ tiêu tài chính và các tiêu chuẩn đánh giá có mối liên quan chặt chẽ với nhau, đánh giá chỉ tiêu này, phải xem xét mức độ ảnh hưởng của chỉ tiêu khác và ngược lại. Chỉ tiêu giám sát theo mô hình PEARLS chủ yếu dựa trên cơ sở số liệu từ bảng cân đối tài khoản kế toán, vì vậy, PEARLS rất thuận lợi cho việc khai thác số liệu đầu vào và phù hợp với tình hình khai thác thông tin báo cáo từ các tổ chức tài chính của Việt Nam hiện nay. Mô hình này đã được Hiệp hội tín dụng quốc tế (WOCCU) nghiên cứu làm mô hình giám sát từ cuối những năm 1980.  

Hệ thống chỉ tiêu và tiêu chuẩn giám sát theo mô hình PEARLS:

P - Chỉ tiêu đảm bảo an toàn:

Mục tiêu chính của chỉ tiêu này nhằm đảm bảo khả năng an toàn cho người gửi tiền. Những khoản trích lập dự phòng rủi ro là hàng rào bảo vệ đầu tiên trước những rủi ro có thể xảy ra. Những khoản dự phòng này rất cần thiết, đặc biệt khi có dấu hiệu khoản vay không có khả năng thu hồi, bởi vậy các tổ chức tài chính nói chung phải để lại một phần thu nhập để trích lập dự phòng rủi ro.

Các trung gian tài chính không có khả năng nhận biết được những rủi ro trong hoạt động cho vay khi: giá trị tài sản bị thổi phồng; thu nhập ròng được báo cáo sai sự thật; khoản dự phòng bị thiếu; khoản tiền tiết kiệm của khách hàng không có bảo đảm; cổ tức bị phóng đại và sai sự thật

P gồm 6 chỉ tiêu nhỏ từ P1 đến P6. Hầu hết các chỉ tiêu quan trọng trong chỉ tiêu này là P1. Mục đích của chỉ tiêu P1 là phải  đáp ứng đủ 100% khoản dự phòng tổn thất cho vay đối với những khoản nợ quá hạn từ 12 tháng trở lên.

Chỉ tiêu đảm bảo an toàn cân nhắc những khoản nợ quá hạn trên 12 tháng không có khả năng thu hồi (P3 và P4). Việc tiến hành xóa nợ là rất quan trọng bởi sau khi cho vay 1 năm  mà không thu hồi được các tổ chức sẽ phải thanh tóan lại cho khách hàng những khoản vay đó. Các tổ chức sử dụng dự phòng để bù đắp 100% giá trị của khoản vay quá hạn để xóa nợ các khoản này. Sau khi  xóa nợ, bảng cân đối kế toán sẽ phản ánh chính xác giá trị tài sản của tổ chức.

Xóa nợ khoản vay không có nghĩa là tổ chức sẽ ngừng việc thu hồi nó; vì lý do này chỉ tiêu đảm bảo an toàn cũng xem xét tới các khoản thu từ những khoản nợ bị xóa này (P5).

Nhân tố cuối cùng được đề cập tới chỉ tiêu đảm bảo an toàn (P6) là khả năng thanh toán. Chỉ tiêu này phản ánh giá trị tương đối của một đồng tiền gửi tiết kiệm  sau khi điều chỉnh những rủi ro.         

                  Bảng 1: Cách xác định chỉ tiêu an toàn và tiêu chuẩn đánh giá

P

Xác định chỉ tiêu đảm bảo an toàn

Tiêu chuẩn  

P1

Dự phòng tổn thất cho vay/Nợ quá hạn lớn hơn 12 tháng

100%

P2

Dự phòng tổn thất cho vay ròng/ Nợ quá hạn từ 1 đến 12 tháng

35%

P3

Tổng các khoản Nợ quá hạn >12 tháng không có khả năng thu hồi

100%

P4

Các khoản cho vay không có khả năng thu hồi hàng năm/ Danh mục cho vay trung bình

Tối thiểu

P5

Những khoản nợ thu hồi được từ hoạt động cho vay được dồn tích/Những khoản nợ  không có khả năng thu hồi được dồn tích

100%

P6

Khả năng thanh toán(Giá trị ròng của tài sản có/ Tổng vốn cổ phần và tiền gửi)

>= 110%

 E - Chỉ tiêu cấu trúc tài chính hiệu quả:

Cấu trúc tài chính ảnh hưởng tới sự tăng trưởng, khả năng sinh lời và hiệu quả hoạt động của tổ chức tài chính. Hiệp hội tín dụng thường dùng tối đa giá trị tài sản có của mình để cho vay nhằm cơ hội thu được lợi nhuận nhiều nhất.  

Cấu trúc tài chính luôn luôn thay đổi, đòi hỏi phải có sự quản lý thận trọng đặc biệt khi tốc tộ tăng trưởng cao. Trong phần cấu trúc tài chính hiệu quả (thuộc hệ thống chỉ tiêu Pearls), chỉ tiêu này tập trung đề cập việc huy động vốn của tổ chức ( gồm tiền gửi tiết kiệm, cổ phiếu, những khoản vay bên ngoài và vốn tự có của tổ chức) và cả hoạt động sử dụng vốn (như cho vay,  đầu tư có tính thanh khoản, các khoản đầu tư tài chính và cả các tài sản không sinh lời). Hệ thống giám sát Pearls cung cấp thông tin, bởi vậy những nhà quản lý, lãnh đạo, cơ quan giám sát có thể giám sát tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của tổ chức đó. 

Một tổ chức tài chính được coi là có cấu trúc tài chính hiệu quả nếu tài sản của họ được tài trợ  bằng tiền gửi tiết kiệm. Đây là khoản tiền tạo ra thu nhập chủ yếu cho tổ chức để có thể  chi trả lãi suất huy động, chi phí hoạt động và duy trì đảm bảo khả năng về vốn.

Vốn tự có của tổ chức bao gồm tất cả các khoản dự trữ và các khoản thặng dư từ lợi nhuận để lại hoặc từ khoản tài trợ vốn tự có. Nó là hàng rào thứ 2 bảo vệ những rủi ro không dự tính trước được. Vốn tự có của tổ chức có thể được sử dụng để mở rộng dịch vụ và sản phẩm của tổ chức. Nó cũng có thể được sử dụng để  mua sắm trang thiết bị và xây dựng cơ sở hạ tầng cho tổ chức .

Bảng 2:  Chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài chính hiệu quả và tiêu chuẩn đánh giá

E

Chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài chính hiệu quả

Tiêu chuẩn  

E1

Cho vay ròng/ Tổng tài sản

70-80%

E2

Các khoản đầu tư có tính thanh khoản/ Tổng tài sản có

Tối đa 20%

E3

Các khoản đầu tư tài chính/ Tổng tài sản có

Tối đa 10%

E4

Các khoản đầu tư phi tài chính/ Tổng tài sản có

0%

E5

Tiền gửi tiết kiệm/Tổng tài sản có

70-80%

E6

Cho vay bên ngoài( ngoài ngành)/ Tổng tài sản có

Tối đa 5%

E7

Vốn cổ phần/ Tổng tài sản có

10-20%

E8

Vốn tự có /Tổng tài sản có

Tối thiểu 10%

E9

Vốn tự có ròng/Tổng tài sản có

Tối thiểu 10%

 

A-    Chất lượng tài sản có:

Chất lượng tài sản có là nhân tố chính ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của tổ chức tài chính. Quá nhiều các khoản cho vay không thu hồi được hoặc các khoản cho vay nhưng trì hoãn trả nợ nhiều lần; tỷ lệ tài sản không sinh lời giữ lại nhiều sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận của tổ chức, vì những tài sản này không mang lại lợi nhuận. Như đã đề cập ở phần chỉ tiêu đảm bảo an toàn (P) rằng các khoản nợ không có khả năng thu hồi được phải được đo lường chính xác và nên hạn chế tối thiểu những khoản này.  

Để hạn chế nợ quá hạn, các tổ chức phải giám sát chỉ tiêu tài sản không sinh lời so với tổng tài sản có và đảm bảo rằng những tài sản không sinh lời này không  được tài trợ từ nguồn tiền gửi tiết kiệm, vốn vay hoặc vốn cổ đông. Nhìn chung, vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm cần phải được sử dụng vào những hoạt động mang lại hiệu quả để có khả năng thu được lợi nhuận cao nhất. Cách duy nhất để đầu tư vào tài sản không sinh lời như tài sản cố định là sử dụng nguồn vốn không phải trả chi phí (vốn tự có và những khoản dự trữ).

      Bảng 3 Chỉ tiêu phản ánh chất lượng tài sản có và tiêu chuẩn đánh giá

A

Chỉ tiêu phản ánh chất lượng tài sản có

Tiêu chuẩn  

A1

Tổng cộng các khoản cho vay không có khả năng thu hồi

<= 5%

A2

Tài sản có không sinh lời/ Tổng tài sản

<= 5%

A3

(Vốn tự có ròng và vốn vay tạm thời + Tài sản nợ không chịu lãi suất)/ Tài sản có không sinh lời

>200%

 R-    Chỉ tiêu thu nhập và chi phí:

Chỉ tiêu thu nhập và chi phí đánh giá khả năng mang lại thu nhập trong quá trình hoạt động. Bên tài sản có, xem xét loại tài sản nào có khả năng mang lại thu nhập cao nhất, còn đối với bên tài sản nợ, phải xem xét loại tài sản nào huy động mất chi phí lớn nhất hoặc nhỏ nhất.

Thu nhập và chi phí ảnh hưởng trực tiếp tới tỷ lệ tăng trưởng của tổ chức. Mục tiêu của tổ chức: chi trả cổ tức và các khoản tiết kiệm với mức phù hợp với thu nhập và tính lãi suất đối với các khoản cho vay sao cho bù đắp mọi khoản chi phí và trả mức lương cạnh tranh cho nhân viên. Chỉ tiêu thu nhập và chi phí gồm các chỉ tiêu cụ thể sau:

R1- Thu nhập từ các khoản cho vay so với dư nợ cho vay ròng bình quân để đo lường thu nhập trên danh mục cho vay.

R2 - Thu nhập từ các khoản đầu tư ngắn hạn so với đầu tư ngắn hạn bình quân đo lường thu nhập của tất cả các khoản đầu tư ngắn hạn

R3 - Tổng thu nhập từ các khoản đầu tư dài hạn so với đầu tư dài hạn bình quân: Đo lường thu nhập của tất cả các khoản đầu tư dài hạn

R4 - Tổng thu nhập từ các khoản đầu tư phi tài chính so với trung bình cộng các khoản đầu tư phi tài chính

R5 - Tổng chi phí trả lãi tiền gửi tiết kiệm so với số dư tiền gửi tiết kiệm bình quân: đo lường chi phí của tất cả các khoản vay

R6 - Tổng chi phí trả lãi tiền vay TCTD khác so với số dư tiền vay bình quân : Đo lường chi phí của tất cả các khoản vay

R7 - Chi phí trả lãi vốn góp so với vốn góp bình quân: Đo lường thu nhập của vốn cổ phần.

R8 - Tổng lợi nhuận gộp so với tổng tài sản có bình quân: Để đo lường tổng lợi nhuận gộp so với tổng tài sản.

R9 - Tổng chi phí hoạt động so với tổng tài sản bình quân: Đo lường chi phí liên quan đến quản lý tất cả tài sản của tổ chức tài chính. Những chi phí này được đo lường như tỷ lệ của tổng tài sản và biểu thị mức độ hiệu quả hoặc không hiệu quả của hoạt động.

R10- Tổng chi phí dự phòng tổn thất cho vay so với tổng tài sản bình quân: Đo lường chi phí tổn thất từ những tài sản rủi ro như nợ qúa hạn hoặc những tài khoản phải thu không thể thu hồi được. Những chi phí này khác với chi phí hoạt động và nên được tách riêng để nhấn mạnh tính hiệu quả của thủ tục và chính sách thu nợ.  

R11-Thu nhập bất thường so với tổng tài sản bình quân: Đo lường số thu nhập bất thường ròng. Trường hợp thu nhập -chi phí <0 thì đánh giá chi phí bất thường

R12- Thu nhập ròng so với tổng tài sản bình quân: Để đo lường sự đầy đủ của lợi nhuận cũng như khả năng tích tụ vốn tự có .

Bảng 4-  Chỉ tiêu phản ánh thu nhập và chi phí và tiêu chuẩn đánh giá

R

Chỉ tiêu phản ánh thu nhập và chi phí

Tiêu chuẩn

R1

Thu nhập ròng từ các khoản cho vay/ Danh mục cho vay ròng trung bình

Tỷ lệ đấu thầu

R2

Tổng thu nhập từ các khoản đầu tư có tính thanh khoản/ Trung bình cộng khoản đầu tư có tính thanh khoản

Tỷ lệ thị trường

R3

Tổng thu nhập từ các khoản đầu tư tài chính/ Trung bình cộng các khoản đầu tư tài chính

Tỷ lệ thị trường

R4

Tổng thu nhập từ các khoản đầu tư phi tài chính/ Trung bình cộng các khoản đầu tư phi tài chính

> Tỷ lệ đấu thầu

R5

Tổng chi phí chịu lãi của các khoản tiền gửi tiết kiệm/ Trung  bình cộng các khoản tiền gửi tiết kiệm

Tỷ lệ thị trường> tỷ lệ lạm phát

R6

Tổng chi phí chịu lãi từ các khoản tín dụng bên ngoài/Trung bình cộng các khoản tín dụng bên ngoài

Tỷ lệ thị trường

R7

Tổng chi phí lợi tức cổ phần/Trung bình cộng cổ phần của các thành viên

Tỷ lệ thị trường >=Tỷ lệ lạm phát

R8

Tổng lợi nhuận gộp/ Trung bình cộng tổng tài sản có

Thay đổi phụ thuộc vào 3 chỉ tiêu: R9,R11,R12

R9

Tổng chi phí hoạt động/Trung bình cộng tổng tài sản có

5%

R10

Tổng chi phí dự phòng tổn thất cho vay/ Trung bình cộng tổng TSC

Phụ thuộc vào những khoản cho vay không thu hồi được nợ

R11

Thu nhập( chi phí) bất thường/ Trung bình cộng tổng TSC

Tối thiểu

R12

Thu nhập ròng/ Trung bình cộng tổng TSC

Phụ thuộc vào chỉ tiêu E9

 L-    Chỉ tiêu thanh khoản:

Trong đó L1 phản ánh khả năng duy trì những khoản đầu tư ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu rút tiền đột xuất của khách hàng. L2 đo lường lượng thanh khoản dự trữ tại NHNN hoặc các khoản dự trữ khác.  L3 đo lường tỉ lệ tổng tài sản có được đầu tư vào những tài sản lỏng không sinh lời.

Bảng 5: Các chỉ tiêu phản ánh tính thanh khoản và tiêu chuẩn đánh giá

L

Các chỉ tiêu phản ánh tính thanh khoản

Tiêu chuẩn

L1

(Đầu tư ngắn hạn+Tài sản có tính lỏng- Những khoản có khả năng thanh toán ngắn hạn)/Tiền gửi tiết kiệm

Tối thiểu 15%

L2

Dự trữ thanh khoản/ Tiền gửi tiết kiệm

10%

L3

Tài sản có lỏng không chịu lãi suất/ Tổng tài sản có

<1%

S-     Dấu hiệu của sự tăng trưởng

Phản ánh sự hài lòng của khách hàng, sự cung ứng sản phẩm thích hợp và sự tăng trưởng tài chính của tổ chức.

Dấu hiệu tăng trưởng ảnh hưởng trực tiếp tới cấu trúc tài chính của tổ chức và đòi hỏi phải có sự giám sát chặt chẽ để đảm bảo sự cân bằng. Ví dụ: sự tăng trưởng ở nguồn tiền gửi tiết kiệm (S5) sẽ kéo theo sự tăng trưởng của tổng tài sản có (S11), nhưng nếu các khoản cho vay (S1) không tăng trưởng nhanh bằng các khoản tiền tiết kiệm, tổ chức sẽ đáp ứng nhu cầu thanh khoản cao, song lợi nhuận thu được lại thấp (R12). Tương tự, khi những khoản tiền gửi tiết kiệm tăng cao thì điều quan trọng nên xem xét vốn tự có của tổ chức (E8) có cùng tốc độ tăng trưởng tương ứng hay không, bởi vì vốn tự có là yếu tố bảo vệ trước những rủi ro khó lường. Chỉ tiêu tăng trưởng (S) của Pearls có thể giúp nhà quản lý duy trì cấu trúc tài chính cân bằng và hiệu quả.

Tăng trưởng tài sản có là chỉ tiêu quan trọng, lý do là các chỉ tiêu khác của Pearls có liên quan đến nó. Các tổ chức cần thu thập chính xác những thông tin vĩ mô, cụ thể là tỷ lệ lạm phát hàng năm để duy trì mức tăng trưởng phù hợp.

 Bảng 6- Các chỉ tiêu phản ánh khả năng tăng trưởng và tiêu chuẩn đánh giá

S

Các chỉ tiêu phản ánh khả năng tăng trưởng

Tiêu chuẩn  

S1

Mức tăng trưởng các khoản cho vay đối với thành viên

Phụ thuộc vào E1

S2

Mức tăng trưởng các khoản đầu tư có tính thanh khoản

Phụ thuộc vào E2

S3

Mức tăng trưởng các khoản đầu tư tài chính

Phụ thuộc vào E3

S4

Mức tăng trưởng các khoản đầu tư phi tài chính

Phụ thuộc vào E4

S5

Mức tăng trưởng tiền gửi tiết kiệm

Phụ thuộc vào E5

S6

Mức tăng trưởng các khoản tín dụng bên ngoài

Phụ thuộc vào E6

S7

Mức tăng trưởng cổ phần của các thành viên

Phụ thuộc vào E7

S8

Mức tăng trưởng vốn tự có của tổ chức

Phụ thuộc vào E8

S9

Mức tăng trưởng vốn tự có ròng của tổ chức

Phụ thuộc E9

S10

Mức tăng trưởng số lượng thành viên

>12%

S11

Mức tăng trưởng tổng tài sản có

> Tỷ lệ lạm phát

 Tóm lại: Qua phân tích có thể nhận thấy, mô hình PEARLS và mô hình CAMELS có những yếu tố, chỉ tiêu giám sát khác nhau. PEARLS hoàn toàn sử dụng các chỉ tiêu định lượng, trong khi đó CAMELS sử dụng cả chỉ tiêu định tính (M-quản lý). PEARLS chủ yếu dựa trên cơ sở số liệu từ bảng cân đối tài khoản kế toán, còn CAMELS sử dụng dữ liệu là báo cáo thống kê từ các tổ chức tài chính thành viên. Ngoài ra, PEARLS còn đo lường chỉ tiêu tăng trưởng (S). CAMELS đang được sử dụng  là phương pháp giám sát chính thức của các cơ quan quản lý nhà nước. Vì vậy, có thể sử dụng kết hợp giữa mô hình CAMELS và PEARLS trong hoạt động giám sát các tổ chức nhận tiền gửi, đặc biệt là các tổ chức tài chính có quy mô nhỏ, như hệ thống QTDND cơ sở ở Việt Nam hiện nay, để có thêm thông tin trong việc đánh giá, xếp hạng tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi trong thời gian tới.

Các tin khác

Thư chúc mừng của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhân dịp kỷ niệm 74 năm thành lập ngành Ngân hàng Việt Nam
Thư chúc mừng của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhân dịp kỷ niệm 74 năm thành lập ngành Ngân hàng Việt Nam

NƯỚC VIỆT NAM LÀ MỘT, DÂN TỘC VIỆT NAM LÀ MỘT
NƯỚC VIỆT NAM LÀ MỘT, DÂN TỘC VIỆT NAM LÀ MỘT

30/4/1975 là mốc son chói lọi trong lịch sử Việt Nam, là lời nhắc nhở sâu sắc đối với...

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đoàn Thái Sơn làm việc với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đoàn Thái Sơn làm việc với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Chiều 22/4/2025, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đoàn Thái Sơn cùng đoàn công tác của NHNN đến thăm và làm việc tại Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN).

Chi nhánh BHTGVN Khu vực Đông Bắc Bộ hoàn thành vượt kế hoạch tuyên truyền tại đại hội thành viên QTDND
Chi nhánh BHTGVN Khu vực Đông Bắc Bộ hoàn thành vượt kế hoạch tuyên truyền tại đại hội thành viên QTDND

Đến nay, Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) Khu vực Đông Bắc Bộ (Chi nhánh) đã...

Chi bộ Chi nhánh BHTGVN khu vực Tây Bắc Bộ tổ chức Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2025 - 2030
Chi bộ Chi nhánh BHTGVN khu vực Tây Bắc Bộ tổ chức Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Ngày 21 và 22/4/2025, tại thành phố Việt Trì (tỉnh Phú Thọ), Chi bộ Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) khu vực Tây Bắc Bộ đã long trọng tổ chức Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2025 - 2030.

TIN ĐỌC NHIỀU
  • Chi nhánh BHTGVN khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên: Giao lưu thể thao chào mừng Đại hội Đảng các cấp của BHTGVN
  • Quy định mới về phát hành chứng chỉ tiền gửi trong nước của tổ chức tín dụng
  • Đại hội các đảng bộ, chi bộ trực thuộc Đảng bộ Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
  • Phát huy trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên tại Đảng bộ chi nhánh BHTGVN tại TP Hà Nội
  • Đảng bộ Chi nhánh BHTGVN tại TP. HCM: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong thực thi chính sách bảo hiểm tiền gửi
  • Ngân hàng Nhà nước ban hành Kế hoạch triển khai Phong trào "Bình dân học vụ số”
  • Chi bộ Nghiên cứu tổng hợp và Hợp tác quốc tế tổ chức thành công Đại hội nhiệm kỳ 2025 - 2027
  • Thư chúc mừng của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhân dịp kỷ niệm 74 năm thành lập ngành Ngân hàng Việt Nam
  • Chính phủ cho phép thử nghiệm fintech có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng từ 1/7/2025
  • NƯỚC VIỆT NAM LÀ MỘT, DÂN TỘC VIỆT NAM LÀ MỘT
Quản lý ấn phẩm
	Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 66 Quý IV năm 2024
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 65 Quý III năm 2024
Annual Report 2023
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 64 Quý II năm 2024
	Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 63 Quý I năm 2024
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 62 Quý IV năm 2023
Annual Report 2022
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi  số 61 Quý III năm 2023
 Bản tin Bảo hiểm tiền gửi  số 60 Quý II năm 2023
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi  số 59 Quý I năm 2023
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 58 - Quý IV năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 57 - Quý III năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 56 - Quý II năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 55 - Quý I năm 2022
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 55 Quý I năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 54 - Quý IV năm 2021
Annual Report 2021
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 53 - Quý III năm 2021
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 52 - Quý II năm 2021
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 51 - Quý I năm 2021

Chịu trách nhiệm nội dung website: ThS. Đặng Duy Cường

©Bản quyền 2022 được bảo lưu bởi Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Lô D20 Đường Tôn Thất Thuyết, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
(84-24)3974 2886
banbientap@div.gov.vn
  • Giới thiệu
    • Thông điệp của Chủ tịch Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
    • Tổng quan về BHTGVN
    • Chức năng nhiệm vụ của BHTGVN
    • Cơ cấu tổ chức
      • Ban lãnh đạo qua các thời kỳ
      • Ban lãnh đạo hiện nay
      • Sơ đồ tổ chức
      • Mạng lưới BHTGVN
  • Dành cho người gửi tiền
    • Quyền lợi của người được BHTG
    • Mẫu chứng nhận tham gia BHTG
    • Danh sách tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục nhận tiền bảo hiểm
  • Dành cho tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục tham gia BHTG
    • Quyền lợi, nghĩa vụ của tổ chức tham gia BHTG
    • Hệ thống quản lý thu thập thông tin (ICM)
  • Thư viện
    • Video
    • Văn bản
      • Văn bản pháp luật về BHTG
      • Văn bản liên quan
      • Văn bản do BHTGVN ban hành
  • Thông tin báo chí
  • Ấn phẩm
    • Bản tin BHTG
    • Báo cáo thường niên
    • Ấn phẩm khác
  • Liên hệ