Theo thông báo ngày 29/10, Rabobank chịu mức phạt 1 tỷ USD trong khi 3 ngân hàng còn lại có thể phải thanh toán các chi phí pháp lý lớn.
Đại diện Rabobank cho biết sẽ nộp phạt cho các cơ quan chức năng Mỹ, Anh và Hà Lan khoản tiền 774 triệu euro sau khi 30 nhân viên ngân hàng này có "hành vi không phù hợp" liên quan đến thao túng lãi suất.
Giám đốc điều hành Piet Moerland đã từ chức, trở thành quan chức ngân hàng thứ hai phải từ chức vì dính líu đến hành vi thao túng tỷ giá, sau sự ra đi của Giám đốc điều hành Ngân hàng Barclays (Anh), ông Bob Diamond hồi năm ngoái.
Như vậy, Rabobank là ngân hàng thứ năm bị phạt vì thao túng tỷ giá tham chiếu như lãi suất Libor (lãi suất cung cấp liên ngân hàng London), tỷ giá chuẩn được áp dụng đối với các giao dịch tài chính trị giá hơn 300 nghìn tỷ USD.
Bộ trưởng Tài chính Hà Lan Jeroen Dijsselbloem thừa nhận vụ gian lận tại Rabobank là "hành vi đáng hổ thẹn," khác xa truyền thống hợp tác lâu nay của ngân hàng này.
Bộ Tư pháp Mỹ đã đồng ý hoãn đưa ra cáo buộc hình sự đối với Rabobank trong vòng hai năm - và sẽ hủy những cáo buộc này nếu Rabobank hợp tác với các cuộc điều tra đang được tiến hành.
Trong khi đó, theo Deutsche Bank và Lloyds, hai ngân hàng này đã dành ra một khoản tiền lớn để trang trải các chi phí kiện tụng sắp tới, trong khi UBS cho hay nhà điều phối tài chính Thụy Sĩ FINMA đã ra lệnh cho ngân hàng này dự trữ thêm vốn đề phòng trường hợp phải chi trả nhiều hơn dự kiến cho các tranh cãi về pháp lý.
Deutsche, tập đoàn ngân hàng tư nhân lớn nhất của Đức, dành thêm 1,2 tỷ euro để trang trải chi phí kiện tụng sắp tới, khiến lợi nhuận trước thuế hàng quý giảm xuống còn 18 triệu euro so với mức dự kiến 642 triệu euro. Giá cổ phiếu của Deutsche Bank vì thế đã giảm mạnh và chỉ phục hồi rồi tăng nhẹ vào cuối ngày.
Lloyds cũng dành ra 750 triệu bảng (tương đương 1,21 tỷ USD) để bồi thường cho những khách hàng mua bảo hiểm bảo vệ thanh toán (PPI) với tỷ giá bị thao túng. Giá cổ phiếu của Lloyds cũng đã giảm 1,8 % trong các giao dịch đầu giờ chiều cùng ngày.
UBS cho biết yêu cầu của FINMA về tăng vốn đồng nghĩa ngân hàng này sẽ phải lùi mục tiêu đạt tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) 15% vào năm 2015 thêm một năm.
Một số nhà điều phối còn đang điều tra các biểu hiện thao túng tỷ giá trên thị trường hối đoái và UBS cũng đang xem xét vấn đề này trong phạm vi nội bộ.
Các tin khác
Tổng quan về Tổng công ty BHTG Đài Loan
Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) Đài Loan (CDIC, Trung Quốc) là một trong những mô hình tổ chức BHTG tiến bộ điển hình ở Châu Á. Được thành lập năm 1985 trên một nền tảng pháp lý vững chắc là Luật BHTG, CDIC là thành viên không thể thiếu của mạng an toàn tài chính quốc gia Đài Loan.
Quỹ bảo hiểm tiền gửi Ethiopia chính thức hoạt động
Ngân hàng Trung ương Ethiopia (NBE) chính thức thành lập Quỹ bảo hiểm tiền gửi Ethiopia (EDIF) từ tháng 11/2023 với tư cách là một thành viên của Mạng an toàn tài chính, bảo vệ cho cho người gửi tiền của các ngân hàng và tổ chức tài chính vi mô, phòng ngừa việc rút tiền hàng loạt.
Campuchia: Nghiên cứu thành lập bảo hiểm tiền gửi cho hệ thống tài chính quốc gia
Ngày 31/10/2023, tại Kampong Thom, trong sự kiện “Ngày Tiết kiệm Asian”, Ngân hàng Trung ương Campuchia (NBC) đã giới thiệu về bảo hiểm tiền gửi và vai trò đối với hệ thống tài chính quốc gia nhằm nâng cao niềm tin công chúng và thúc đẩy tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Khmer Riel.
Uganda: Quỹ bảo hiểm tiền gửi tăng gấp 3 lần
Chính phủ Uganda vừa công bố tăng Quỹ bảo hiểm tiền gửi (DPF) từ 400 tỷ Shs (tương đương 117 triệu đô la Mỹ) lên 1,3 nghìn tỷ Shs (tương đương 345 triệu đô la Mỹ).
PIDM tổ chức Hội nghị chuyên đề xử lý đổ vỡ quốc gia lần thứ nhất
Vừa qua, tại thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia, Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi (BHTG)...