Về giá trị tuyệt đối của tiền gửi, DPC cho biết, tính đến 30/6/2022, khoảng 16% số dư tiền gửi thông thường và 12% số dư tiền gửi Hồi giáo thuộc phạm vi bảo hiểm được bảo vệ toàn bộ.
Cũng theo báo cáo này, quy mô tiền gửi trong hệ thống ngân hàng Pakistan tại thời điểm 30/6/2022 đã tăng 15,2% so với năm trước, lên 22,8 nghìn tỷ PKR (tương đương xấp xỉ 99 tỷ USD). Tiền gửi thuộc phạm vi bảo hiểm tăng 11,4% lên 12,2 nghìn tỷ PKR (tương đương xấp xỉ 53 tỷ USD). DPC sẽ tiếp tục rà soát và điều chỉnh hạn mức bảo vệ trong tương lai để phù hợp với điều kiện kinh tế vĩ mô trong nước và thông lệ quốc tế. DPC nhận định, việc tăng trưởng số dư tiền gửi trong thời gian qua là do một số nguyên nhân như sự phát triển của hệ thống ngân hàng, dòng tiền kiều hối gia tăng qua hệ thống tài khoản số Roshan (RDA) với mức lợi tức cao hơn. Trong năm tài chính vừa qua, việc kiềm chế thành công dịch Covid-19 đã giúp các hoạt động kinh doanh quay trở lại bình thường và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.