Báo cáo của ADB về vấn đề nói trên được đưa ra khi ngân hàng trung ương các nước ASEAN nhóm họp tại Brunei ngày 1/4 để thảo luận về một Khuôn khổ hội nhập ngân hàng ASEAN.
Báo cáo "Con đường đi tới hội nhập tài chính ASEAN" nhận định tự do luân chuyển vốn rất cần thiết cho hội nhập kinh tế và việc cho phép ngân hàng hoạt động qua biên giới sẽ hỗ trợ các nền kinh tế phát triển hơn bằng cách giảm chi phí vốn.
Năm ngoái, các nhà lãnh đạo ASEAN khẳng định cam kết khởi động Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào cuối năm 2015, một thị trường và cộng đồng kinh tế chung, theo mô hình của Liên minh châu Âu, nhằm chuyển đổi khu vực thành một thị trường tự do với sự luân chuyển tự do hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và lao động lành nghề.
Theo ADB, các nước thành viên ngay lập tức phải giảm dần hầu hết các hạn chế còn tồn tại về hoạt động ngân hàng quy mô lớn như một phần của tự do hóa tài khoản vốn.
Tuy nhiên, báo cáo của ADB cũng cảnh báo về việc ASEAN-5 (gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan) trì hoãn hoàn thiện tự do hóa hoạt động ngân hàng nhận tiền gửi qua biên giới.
Khuôn khổ hội nhập ngân hàng ASEAN cho phép các ngân hàng khối này tham gia và hoạt động tại thị trường ngân hàng ở các nước thành viên khác, loại bỏ phân biệt đối xử đối với các ngân hàng ASEAN hoạt động tại các nước thành viên và tạo ra môi trường ngân hàng thích hợp trong khu vực.
ASEAN nên xác định các ngân hàng trong khu vực đã sẵn sàng thực hiện theo một số yêu cầu về an toàn và hợp nhất vốn, hạn chế rủi ro tài chính lớn, cũng như các yêu cầu về kế toán và minh bạch.
Theo ADB, những ngân hàng ASEAN đáp ứng được tất cả các yêu cầu được nói đến trong nghiên cứu này là các ngân hàng ASEAN tiêu chuẩn và các nước thành viên nên tạo điều kiện cho các ngân hàng tiêu chuẩn tiếp cận thị trường ngân hàng trong nước của mình.
Tuy nhiên, với mong muốn của ADB về sự luân chuyển vốn tự do hơn trong khu vực nhằm cho phép các nước thành viên ASEAN lựa chọn giữa tỷ giá hối đoái ổn định và chính sách tiền tệ độc lập, thì việc duy trì kết hợp chính sách tỷ giá hối đoái ổn định và chính sách tiền tệ độc lập sẽ trở nên ngày càng khó khăn.
Các tin khác
Tổng quan về Tổng công ty BHTG Đài Loan
Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) Đài Loan (CDIC, Trung Quốc) là một trong những mô hình tổ chức BHTG tiến bộ điển hình ở Châu Á. Được thành lập năm 1985 trên một nền tảng pháp lý vững chắc là Luật BHTG, CDIC là thành viên không thể thiếu của mạng an toàn tài chính quốc gia Đài Loan.
Quỹ bảo hiểm tiền gửi Ethiopia chính thức hoạt động
Ngân hàng Trung ương Ethiopia (NBE) chính thức thành lập Quỹ bảo hiểm tiền gửi Ethiopia (EDIF) từ tháng 11/2023 với tư cách là một thành viên của Mạng an toàn tài chính, bảo vệ cho cho người gửi tiền của các ngân hàng và tổ chức tài chính vi mô, phòng ngừa việc rút tiền hàng loạt.
Campuchia: Nghiên cứu thành lập bảo hiểm tiền gửi cho hệ thống tài chính quốc gia
Ngày 31/10/2023, tại Kampong Thom, trong sự kiện “Ngày Tiết kiệm Asian”, Ngân hàng Trung ương Campuchia (NBC) đã giới thiệu về bảo hiểm tiền gửi và vai trò đối với hệ thống tài chính quốc gia nhằm nâng cao niềm tin công chúng và thúc đẩy tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Khmer Riel.
Uganda: Quỹ bảo hiểm tiền gửi tăng gấp 3 lần
Chính phủ Uganda vừa công bố tăng Quỹ bảo hiểm tiền gửi (DPF) từ 400 tỷ Shs (tương đương 117 triệu đô la Mỹ) lên 1,3 nghìn tỷ Shs (tương đương 345 triệu đô la Mỹ).
PIDM tổ chức Hội nghị chuyên đề xử lý đổ vỡ quốc gia lần thứ nhất
Vừa qua, tại thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia, Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi (BHTG)...