Bộ trưởng Tài chính Ailen Michael Noonan bày tỏ niềm vui khi thông báo quyết định của Chính phủ nước này về việc chấm dứt cơ chế bảo đảm toàn bộ đối với ngân hàng. Quyết định trên sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 28/3/2013.
Giá cổ phiếu của các ngân hàng Ailen sụt giảm mạnh do thua lỗ kéo dài nhiều năm qua từ việc nới lỏng hoạt động cho vay bất động sản đang đe dọa ngành ngân hàng với khả năng xảy ra hiện tượng rút tiền hàng loạt. Điều này buộc Chính phủ phải hành động và thực hiện cơ chế bảo đảm nhà nước đối với các loại tiền gửi và các tài sản nợ đủ điều kiện. Tuy nhiên, vào cuối năm 2010, Ailen đã buộc phải tìm kiếm sự hỗ trợ tài chính từ Liên minh Châu Âu - Quỹ tiền tệ Quốc tế số tiền 85 tỷ euro trước thực trạng các khoản nợ lớn của ngàmh ngân hàng đe dọa an ninh tài chính quốc gia.
Liên đoàn Ngân hàng Ailen hoan nghênh tuyên bố trên và cho rằng đây là một bước tiến đáng kể trong việc bình thường hóa các hoạt động của hệ thống ngân hàng. Chi phí giải cứu phần lớn các ngân hàng thuộc sở hữu Nhà nước của Ailen tương đương 40% giá trị tăng trưởng kinh tế hàng năm trong bối cảnh những ngân hàng này liên tục phải chịu thua lỗ, trong đó bao gồm cả khoản tiền mà họ phải nộp để tham gia cơ chế bảo đảm toàn bộ. Các ngân hàng đều mong muốn bãi bỏ chính sách này từ nhiều tháng nay. Trên thực tế, Ailen đã thực hiện chính sách bảo đảm toàn bộ đối với tất cả tài sản nợ của các ngân hàng với giá trị lên đến 400 tỷ euro - dấu hiệu đầu tiên dẫn đền nhu cầu giải cứu.
Theo ông Noonan, đây là thời điểm thích hợp để ngừng chính sách bảo đảm toàn bộ trong bối cảnh hệ thống ngân hàng tại Ailen đã hoạt động ổn định bình thường trở lại. Đây cũng là một bước tiến nhằm hướng tới kế hoạch không hỗ trợ tài chính từ nay đến cuối năm. Động thái này sẽ không làm ảnh hưởng đến người gửi tiền bởi tiền gửi vẫn được tổ chức bảo đảm tiền gửi (DGS) – cơ quan bảo hiểm hoạt động tại Ailen từ năm 1995 và là một phần của hệ thống bảo hiểm tiền gửi châu Âu – bảo hiểm với mức giới hạn đến 100.000 euro/người gửi tiền tại một tổ chức tín dụng hoặc 200.000 euro đối với tiền gửi thuộc tài khoản đồng sở hữu.
Các tin khác
Tổng quan về Tổng công ty BHTG Đài Loan
Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) Đài Loan (CDIC, Trung Quốc) là một trong những mô hình tổ chức BHTG tiến bộ điển hình ở Châu Á. Được thành lập năm 1985 trên một nền tảng pháp lý vững chắc là Luật BHTG, CDIC là thành viên không thể thiếu của mạng an toàn tài chính quốc gia Đài Loan.
Quỹ bảo hiểm tiền gửi Ethiopia chính thức hoạt động
Ngân hàng Trung ương Ethiopia (NBE) chính thức thành lập Quỹ bảo hiểm tiền gửi Ethiopia (EDIF) từ tháng 11/2023 với tư cách là một thành viên của Mạng an toàn tài chính, bảo vệ cho cho người gửi tiền của các ngân hàng và tổ chức tài chính vi mô, phòng ngừa việc rút tiền hàng loạt.
Campuchia: Nghiên cứu thành lập bảo hiểm tiền gửi cho hệ thống tài chính quốc gia
Ngày 31/10/2023, tại Kampong Thom, trong sự kiện “Ngày Tiết kiệm Asian”, Ngân hàng Trung ương Campuchia (NBC) đã giới thiệu về bảo hiểm tiền gửi và vai trò đối với hệ thống tài chính quốc gia nhằm nâng cao niềm tin công chúng và thúc đẩy tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Khmer Riel.
Uganda: Quỹ bảo hiểm tiền gửi tăng gấp 3 lần
Chính phủ Uganda vừa công bố tăng Quỹ bảo hiểm tiền gửi (DPF) từ 400 tỷ Shs (tương đương 117 triệu đô la Mỹ) lên 1,3 nghìn tỷ Shs (tương đương 345 triệu đô la Mỹ).
PIDM tổ chức Hội nghị chuyên đề xử lý đổ vỡ quốc gia lần thứ nhất
Vừa qua, tại thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia, Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi (BHTG)...