DICGC – Cơ quan trực thuộc RBI thực hiện bảo vệ các ngân hàng bao gồm: ngân hàng thương mại, ngân hàng nông nghiệp (RRBs) và ngân hàng hợp tác trên phạm vi cả nước. Hạn mức BHTG hiện hành là Rs 1lakh (tương đương 1.500 USD), bảo vệ hoàn toàn đối với khoảng 92,3% tài khoản tiền gửi (kết thúc tháng 3/2015).
Trong báo cáo thường niên của RBI, tổng tiền gửi được bảo hiểm tương đương 26,1 lakh crore (khoảng 4 tỷ USD), chiếm 31% lượng tiền gửi được tính phí. Một mô hình BHTG hiệu quả cần đáp ứng yêu cầu về quản lý rủi ro thông qua việc đảm bảo bồi thường rủi ro. Do đó, thu phí BHTG trên cơ sở rủi ro sẽ là bước tiến quan trọng trong định hướng chính sách sắp tới của DICGC.
Theo hai lãnh đạo cấp cao của ngân hàng, giới chức RBI cần có tiêu chí rõ ràng để xác định và xếp hạng rủi ro đối với các ngân hàng chứ không chỉ đơn thuần là việc phân loại bao nhiêu nợ xấu, tỷ lệ vốn chủ sở hữu nhiều rủi ro hay cho vay không có tài sản đảm bảo. Tính đến hết tháng 3/2015, quy mô Quỹ BHTG (DIF) đạt mức 50,450 Rs (khoảng 76 tỷ USD) với tỷ lệ Quỹ BHTG/tổng tiền gửi được bảo hiểm tương đương 1,9%.
Ông Arun Tiwary – Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Union Bank of India cho biết, RBI đang thực hiện việc xếp hạng ngân hàng theo kết quả hoạt động và trên cơ sở mô hình CAMELs, bao gồm các yếu tố: Mức độ an toàn vốn, Chất lượng tài sản, Quản lý, Lợi nhuận và Tính thanh khoản. Theo đó, ngân hàng nào bị liệt vào diện hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro sẽ phải chịu mức phí BHTG cao hơn.