Đây được coi là một động thái nhằm cải thiện hệ thống quản lý, giám sát hoạt động tài chính ở đảo quốc sương mù. Theo đó, PRA - một cơ quan trực thuộc BoE - sẽ đảm bảo sự ổn định của các công ty dịch vụ tài chính bằng việc ban hành các quy định về an toàn.
Trong khi đó, FCA sẽ thực hiện chức năng như là một cơ quan giám sát, bảo đảm các dịch vụ tài chính và hoạt động của thị trường tài chính Anh được thực hiện theo cách thức có lợi cho người sử dụng dịch vụ tài chính và thành viên tham gia thị trường tài chính, bao gồm cả việc khuyến khích môi trường cạnh tranh.
Phó Thống đốc BoE Andrew Bailey được trao trọng trách đứng đầu PRA, với trách nhiệm quản lý khoảng 1.700 công ty dịch vụ tài chính đang hoạt động ở Anh, trong khi ông Martin Wheatley - người từng làm việc tại FSA và chịu trách nhiệm điều tra vụ bê bối thao túng lãi suất liên ngân hàng London (Libor) của các ngân hàng - sẽ là người đứng mũi chịu sào ở FCA.
Đối với BoE, ngân hàng trung ương này sẽ được trao quyền giám sát trực tiếp toàn bộ hệ thống ngân hàng của Anh thông qua Ủy ban chính sách tài chính (FPC) của mình - cơ quan có quyền chỉ đạo PRA và FCA. Như vậy, BoE sẽ có quyền kiểm soát sâu rộng hơn đối với hoạt động của hệ thống tài chính Anh và đây cũng là những thay đổi lớn nhất kể từ khi ngân hàng này được trao quyền hoạt động độc lập năm 1997.
Việc giải thể FSA chính thức chấm dứt mô hình cơ quan giám sát tài chính hợp nhất tại Anh, mà theo đó FSA đã ra đời theo cái gọi là cấu trúc ba bên. Theo cấu trúc này, các ngân hàng, các công ty bảo hiểm và các hiệp hội xây dựng được quản lý đồng thời bởi cả ba cơ quan là FSA, Bộ Tài chính và BoE.
FSA được thành lập năm 1997 sau khi BoE bị chỉ trích mạnh mẽ vì quản lý không hiệu quả hệ thống tài chính của Anh.
[Anh cải tổ hệ thống điều chỉnh thị trường tài chính]
Tuy nhiên, FSA cũng đã không phát hiện ra hiện tượng bùng nổ hoạt động cho vay và hậu quả vỡ nợ sau đó, cũng như thất bại trong việc ngăn chặn hoạt động kinh doanh đầy rủi ro của các ngân hàng, dẫn tới sự sụp đổ của nhiều ngân hàng như Northern Rock, Royal Bank of Scotland và Lloyds sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và phải nhờ tới các khoản cứu trợ từ chính phủ.
Sau đó, BoE đã thành lập và đưa FPC vào hoạt động từ năm 2011 với nhiệm vụ phát hiện các vấn đề mang tính hệ thống có thể đe dọa toàn bộ hệ thống tài chính của nước này.
Các tin khác
Tổng quan về Tổng công ty BHTG Đài Loan
Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) Đài Loan (CDIC, Trung Quốc) là một trong những mô hình tổ chức BHTG tiến bộ điển hình ở Châu Á. Được thành lập năm 1985 trên một nền tảng pháp lý vững chắc là Luật BHTG, CDIC là thành viên không thể thiếu của mạng an toàn tài chính quốc gia Đài Loan.
Quỹ bảo hiểm tiền gửi Ethiopia chính thức hoạt động
Ngân hàng Trung ương Ethiopia (NBE) chính thức thành lập Quỹ bảo hiểm tiền gửi Ethiopia (EDIF) từ tháng 11/2023 với tư cách là một thành viên của Mạng an toàn tài chính, bảo vệ cho cho người gửi tiền của các ngân hàng và tổ chức tài chính vi mô, phòng ngừa việc rút tiền hàng loạt.
Campuchia: Nghiên cứu thành lập bảo hiểm tiền gửi cho hệ thống tài chính quốc gia
Ngày 31/10/2023, tại Kampong Thom, trong sự kiện “Ngày Tiết kiệm Asian”, Ngân hàng Trung ương Campuchia (NBC) đã giới thiệu về bảo hiểm tiền gửi và vai trò đối với hệ thống tài chính quốc gia nhằm nâng cao niềm tin công chúng và thúc đẩy tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Khmer Riel.
Uganda: Quỹ bảo hiểm tiền gửi tăng gấp 3 lần
Chính phủ Uganda vừa công bố tăng Quỹ bảo hiểm tiền gửi (DPF) từ 400 tỷ Shs (tương đương 117 triệu đô la Mỹ) lên 1,3 nghìn tỷ Shs (tương đương 345 triệu đô la Mỹ).
PIDM tổ chức Hội nghị chuyên đề xử lý đổ vỡ quốc gia lần thứ nhất
Vừa qua, tại thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia, Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi (BHTG)...