Đầu tiên, quá trình chi trả đối với các ngân hàng bị thu hồi giấy phép hoạt động được rút ngắn. Theo ông Didik Madiyono - Thành viên Hội đồng ủy viên phụ trách chương trình xử lý của BHTG, “để giữ vững niềm tin công chúng, đặc biệt là những khách hàng của ngân hàng BPR (ngân hàng thương mại, ngân hàng nông thôn hoặc các tổ chức tài chính nông thôn) bị đổ vỡ, thời gian chi trả BHTG cho người gửi tiền giảm từ 9 - 14 ngày làm việc xuống 5 ngày làm việc kể từ khi ngân hàng bị thu hồi giấy phép hoạt động”.
Thứ hai, BHTG Indonesia được can thiệp sớm vào quá trình xử lý ngân hàng. Theo Luật số 4 năm 2023 về Tăng cường và phát triển hệ thống tài chính (UUP2SK), LPS có thể can thiệp sớm các ngân hàng trước khi tình trạng của ngân hàng trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài đảm nhiện vai trò là cơ quan xử lý ngân hàng và chi trả LPS đã được giao thêm chức năng giảm thiểu rủi ro thông qua việc giám sát ngân hàng và can thiệp sớm.
LPS có nhiều phương thức để xử lý ngân hàng trước khi thu hồi giấy phép hoạt động và thanh lý như bán tài sản của ngân hàng.
Ngoài ra, một thách thức được đặt ra cho LPS là nâng cao năng lực, trang bị kỹ năng marketing cho nhân viên và quản trị tốt trong trường hợp thanh lý ngân hàng.
Từ tháng 1 đến tháng 4/2024, LPS đã chi trả cho 48.000 tài khoản của người gửi tiền tại ngân hàng đổ vỡ với số tiền lên tới 291 tỷ rupiah (tương đương hơn 11 nghìn đô la Mỹ). Bên cạnh đó, các khoản chi trả cho người gửi tiền của 11 ngân hàng BPR vẫn đang trong quá trình thực hiện.
Tính đến cuối quý 1 năm 2024, tổng tài sản của LPS đạt 225 nghìn tỷ rupiah, dự kiến sẽ liên tục tăng cho tới cuối năm nay - đáp ứng yêu cầu chi trả cho người gửi tiền tại ngân hàng BPR. Nguồn vốn của LPS đến từ vốn góp ban đầu của Chính phủ là 4 nghìn tỷ rupiah, các khoản đóng góp của ngân hàng thành viên, phí BHTG thường niên ngân hàng trả theo quý là 0,1% từ Quỹ của bên thứ ba và từ lợi nhuận đầu tư.
LPS cho biết, phần lớn ngân hàng BPR bị đóng cửa do thiếu kỹ năng quản trị. Để cải thiện tình trạng này, LPS sẽ phối hợp cùng hiệp hội BPR/BPRS thông qua việc tổ chức các hội thảo. Hiện nay, số lượng các ngân hàng BPR tại Indonesia là hơn 1500, trong đó, nhiều ngân hàng hoạt động hiệu quả và lành mạnh, có vai trò hỗ trợ nền kinh tế cộng đồng tại khu vực khác nhau thông qua các sản phẩm tài chính đổi mới.
Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi Indonesia (LPS) là tổ chức bảo hiểm tiền gửi (BHTG) duy nhất tại Indonesia được thành lập ngày 22/9/2005 sau khi Luật BHTG được ban hành ngày 22/9/2004. Theo Luật BHTG, LPS có vai trò triển khai chính sách BHTG và góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống ngân hàng thông qua xử lý và giải quyết êm thấm các ngân hàng đổ vỡ. LPS nhận thông báo của cơ quan giám sát về ngân hàng gặp vấn đề đang trong tình trạng giám sát đặc biệt nhằm khôi phục năng lực thanh khoản của ngân hàng. Đối với những ngân hàng đổ vỡ không ảnh hưởng hệ thống sẽ được giao trực tiếp cho LPS xử lý, còn ngân hàng đổ vỡ mang tính hệ thống sẽ được giao cho LPS sau khi có quyết định của Ủy ban ổn định hệ thống tài chính. |
TH