Theo quy định trước khủng hoảng, các ngân hàng được phép tăng đòn bẩy của họ đến mức độ chưa từng thấy. Điều này làm tăng rủi ro trong hệ thống tài chính và khi bị khủng hoảng, sự bảo hộ ngầm dẫn đến các gói cứu trợ tài chính công khai khổng lồ trên toàn thế giới.
Cải cách vốn của Ủy ban Basel, được gọi là Basel III, nâng cao yêu cầu về vốn đáng kể so với trước khủng hoảng để giảm xác suất đổ vỡ ngân hàng, các rủi ro liên quan cho người nộp thuế và ổn định tài chính.
Một số ý kiến cho rằng Basel III, có hiệu lực vào năm tới, quá phức tạp và cần được thay thế bằng một tỷ lệ đòn bẩy đơn giản, được tính toán từ vốn tài sản hữu hình cho tới những tài sản được đánh giá là không rủi ro.
Để đạt được sự đồng thuận cao, thỏa thuận Basel III được xem như là tập hợp các yêu cầu tối thiểu về cả hai khía cạnh: nâng cao mức vốn và đơn giản hóa các khuôn khổ pháp lý nhằm tăng cường ổn định tài chính quốc gia và toàn cầu. Tùy theo bối cảnh của mình, các quốc gia được tự do áp đặt các quy tắc nghiêm ngặt hơn nếu họ muốn.
Một điểm mới cơ bản trong Basel III là sự gia tăng đáng kể trong yêu cầu mức vốn tối thiểu. Tất cả các ngân hàng phải có vốn chủ sở hữu tối thiểu (cổ phần phổ thông) ít nhất 7% tài sản Có rủi ro, so với chỉ có 2% trước đó. Trong trường hợp tăng trưởng tín dụng nóng, nguy cơ dẫn đến rủi ro cao, các ngân hàng sẽ cần phải giữ thêm 2,5% vốn chủ sở hữu phổ thông, nâng tổng số đến 9,5%. Cuối cùng, hầu hết các ngân hàng có tầm quan trọng và quy mô lớn phải nắm giữ vốn đệm dự phòng lên đến 2,5% trong bổ sung vốn điều lệ. Ủy ban Basel sẽ hỗ trợ một khung pháp lý thận trọng và đơn giản. Bằng cách tiêu chuẩn hóa và đơn giản hóa các biện pháp vốn, Basel III làm cho khung pháp lý được hiểu dễ dàng hơn và cho phép kỷ luật thị trường thực thi tốt hơn.
Basel III cũng đồng thời đưa ra các định nghĩa về vốn, nhấn mạnh về vốn cổ phần thường hữu hình và cách nhận biết các rủi ro trong quá trình sử dụng vốn. Hơn nữa, tất cả các thành phần cơ bản của vốn và các khoản phải loại trừ liên quan như lợi thế thương mại hoặc các tài sản thuế thu nhập hoãn lại phải được thể hiện để so sánh một cách đầy đủ.
Một nội dung quan trọng khác đã được giới thiệu đó là tỷ lệ đòn bẩy không dựa trên rủi ro để bổ sung hỗ trợ cho tỷ lệ đòn bẩy dựa trên rủi ro. Quy định này là một phương pháp tiếp cận tiếp cận nguồn vốn "ràng buộc và lơ lửng”. Nếu quản trị chỉ bằng một tỷ lệ đòn bẩy không dựa trên rủi ro sẽ tạo ra các lợi thế để bán các tài sản an toàn và làm tăng rủi ro của danh mục đầu tư tài sản, từ bỏ chiến lược bảo hiểm rủi ro có thể dẫn đến yêu cầu về vốn cao hơn và tham gia vào các hoạt động tài khoản ngoại bảng với cấu trúc tinh vi khác gây mạo hiểm cho ngân hàng về những rủi ro bất ngờ. Điều này có thể làm tăng rủi ro tổng hợp trong nền kinh tế, do đó tạo ra các mối quan tâm ổn định tài chính toàn cầu.
Tương tự, quy định dựa trên rủi ro sẽ giúp đảm bảo các ngân hàng không chạy đua tỷ lệ đòn bẩy. Các biện pháp như tỷ lệ đòn bẩy đã quy định trong quá khứ chỉ là một trong các biện pháp ngăn ngừa thất bại ngân hàng.
Đo lường rủi ro là khó khăn nhưng cực kỳ quan trọng. Do đó, Ủy ban Basel trong quá trình xem xét chế độ đánh giá rủi ro quy định mức vốn đảm bảo đơn giản hơn nhưng có thể so sánh trong khi vẫn thu giữ các hồ sơ rủi ro danh mục tài sản đa dạng của ngân hàng.
Độ nhạy cảm rủi ro, rất phức tạp cho các nhà quản lý và các ngân hàng. Đo lường rủi ro sẽ khó đạt được kết quả hoàn hảo mặc dù đôi khi có thể phải mất chi phí lớn. Bỏ qua rủi ro sẽ không làm cho nó biến mất và nếu không đo lường rủi ro đúng cách, rủi ro sẽ tích tụ mà khó bị phát hiện.
Theo Basel III, bài học không phải là một trong hai biện pháp dựa trên rủi ro hay không dựa trên rủi ro, mà cách tiếp cận kết hợp mới là tốt nhất so với bất kỳ phương pháp nào.
Basel III thực hiện sự cân bằng hợp lý, tăng cường các yêu cầu về tổng thể vốn ngân hàng trong khi đánh giá liên tục để nhận ra hàng loạt các rủi ro trong kinh doanh của một ngân hàng. Sắp tới, Ủy ban sẽ tiếp tục xem xét để đơn giản hóa các quy định đảm bảo có các biện pháp thích hợp đáp ứng giảm thiểu rủi ro.