Hiện nay các ngân hàng như HSBC Bank Bermuda, Butterfield Bank, Clarien Bank và Bermuda Commercial Bank đều tham gia BHTG và nộp phí BHTG theo cơ chế cấp vốn trước. Hệ thống BHTG đóng vai trò đảm bảo an toàn cho người gửi tiền khi ngân hàng đổ vỡ. Quốc đảo Bermuda hiện thuộc 143 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới có hệ thống BHTG. Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, các hệ thống BHTG trên thế giới đã được thành lập rộng rãi nhằm mục tiêu bảo vệ người gửi tiền tại ngân hàng, tăng niềm tin của công chúng vào hệ thống ngân hàng và giảm tình trạng người gửi tiền hoảng loạn, rút tiền hàng loạt khi quan ngại về sự ổn định của ngân hàng.
Tại Bermuda, ý tưởng thành lập quỹ BHTG được đệ trình vào các năm 2010 và 2016. Chính quyền nước này công bố việc chuẩn bị thành lập quỹ BHTG đã được tiến hành trong vài năm gần đây. Tuy nhiên, quỹ BHTG Bermuda vẫn còn ở giai đoạn đầu trong việc xây dựng nguồn dự trữ từ việc thu phí các tổ chức tham gia BHTG, dự đoán sẽ còn mất 15-20 năm nữa để quỹ này có đủ nguồn vốn cần thiết trang trải cho việc chi trả tiền gửi được bảo hiểm.
Khi được hỏi chuyện gì sẽ xảy ra nếu một ngân hàng đổ vỡ vào thời điểm hiện nay, Stephen Todd, chủ tịch của BDIC, cho biết: “Chúng tôi không muốn thấy một sự kiện như vậy xảy ra. Chúng tôi sẽ cần phải đảm bảo rằng có một số khuôn khổ sẵn có, một số tình huống dự phòng để ít nhất tránh được một sự kiện như vậy. Đó không phải là điều mà chúng tôi nhất thiết có thể chống lại, nhưng chúng tôi muốn đảm bảo thực hiện tất cả các bước cần thiết để ngăn chặn điều đó tốt nhất có thể.”
Một ví dụ đơn giản là nếu một cá nhân có 20.000 đô la Bermuda (tương đương 20.000 đô la Mỹ) trong tài khoản ngân hàng. Nếu ngân hàng đổ vỡ, họ sẽ đủ điều kiện nhận 20.000 đô la tiền bồi thường thông qua quỹ BHTG. Mặt khác, nếu họ có 50.000 đô la Bermuda tiền gửi (tương đương 50.000 đô la Mỹ), bất kể tại bao nhiêu tài khoản tại ngân hàng, họ sẽ chỉ đủ điều kiện nhận khoản bồi thường tối đa 25.000 đô la.
Hệ thống BHTG bảo vệ cho các tài khoản cá nhân và đồng tải khoản, các đối tác duy nhất, các đối tác, các hiệp hội chưa hợp nhất, các tổ chức từ thiện đã đăng ký và các doanh nghiệp nhỏ đăng ký kinh doanh với Tổng công ty Phát triển Kinh tế Bermuda.
BHTG chỉ áp dụng cho các tài khoản đô la Bermuda và ông Todd cho biết tài khoản đồng đô la Bermuda là nơi tập trung chính với số lượng lớn nhất tiền gửi tại các ngân hàng địa phương.
Phát biểu tại cuộc họp báo công bố thành lập BDIC và cơ chế BHTG, ông O’Rourke - Đại diện Hiệp hội Ngân hàng Bermuda cho hay: “Niềm tin của công chúng làm giảm khả năng người gửi tiền tại 1 tổ chức nhận tiền gửi hoảng loạn và rút tiền hàng loạt vì lo ngại tình hình tài chính của tổ chức đó. Chúng tôi đã thấy những ví dụ ở các quốc gia khác, nơi những lo ngại về một tổ chức tín dụng đôi khi đã dẫn đến những lo ngại về nhiều tổ chức tín dụng khác, dẫn đến cái gọi là “rút tiền do hiệu ứng lây lan”. Do đó, BHTG hỗ trợ sự ổn định và vận hành trơn tru của toàn bộ hệ thống tài chính bằng cách cung cấp cho người gửi tiền được bảo hiểm khoản chi trả kịp thời hoặc quyền tiếp cận nhanh chóng với quỹ BHTG.”
Sự chậm trễ trong việc chi trả cũng có thể gây khó khăn tài chính cho người gửi tiền, cho các chi phí sinh hoạt hàng ngày của họ. “ Một kế hoạch chi trả kịp thời giúp nâng cao niềm tin của công chúng vào lĩnh vực tài chính và nền kinh tế của Bermuda. Chính vì vậy, Hiệp hội Ngân hàng Bermuda hoàn toàn tán thành chương trình BHTG bắt buộc đối với tất cả các ngân hàng được cấp phép” - ông O’Rourke nhấn mạnh.
Hiện Quỹ BHTG đang được xây dựng trên cơ sở phí bảo hiểm được nộp bởi các ngân hàng. Mức phí hiện tại tương đương 0,25% số dư tiền gửi đủ điều kiện bảo hiểm hàng năm, và từ thu nhập do đầu tư quỹ này mang lại. Ngoài các ngân hàng, Liên minh tín dụng thành viên liên đoàn công nghiệp Bermuda cũng đang được tích hợp để tham gia vào hệ thống BHTG.