Xét thấy sự tác động sâu rộng của việc đổ vỡ trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức tài chính đến nền kinh tế, Đài Loan đã tiến hành đưa ra hệ thống bảo hiểm tiền gửi để bảo vệ lợi ích của người gửi tiền nhỏ trên cơ sở của Điều 46 Luật Ngân hàng. Năm 1983, Bộ Tài chính cùng Ngân hàng Trung ương đã đưa ra dự thảo Luật Bảo hiểm tiền gửi. Sau khi được Quốc hội chấp thuận Luật bảo hiểm tiền gửi đã chính thức được thông qua và ban hành. Được chính thức thành lập năm 1985, là thành viên của Mạng an toàn Tài chính quốc gia, theo quy định bảo hiểm tiền gửi là quy định bắt buộc. Tất cả các tổ chức tài chính tại Đài Loan đều được bảo hiểm với mức bảo hiểm tối đa bao gồm cả lãi lên tới 3 triệu Đô la Đài loan (tương đương hơn 2 tỷ VND)
Với bề dày phát triển hơn 25 năm kinh nghiệm, Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi Đài Loan (CDIC) là một trong những tổ chức bảo hiểm tiền gửi tiên tiến tại khu vực Châu Á. Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi Đài Loan đã chứng tỏ được vai trò của mình đối với hệ thống tài chính ngân hàng. Nhằm thúc đẩy công tác bảo hiểm ngày một tốt hơn, trong đó đã có nhiều cải tiến chính sách.
Cải thiện môi trường tài chính và thúc đẩy cơ chế đầu ra dựa trên rủi ro về vốn
Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi Đài Loan đã tích cực thúc đẩy cải cách tài chính, tăng cường quản trị, giám sát tài chính giữa các doang nghiệp và tổ chức tài chính, nâng cao chất lượng công tác kiểm soát nội bộ, kế toán và hệ thống quản lý nhằm mục đích minh bạch thông tin. Yêu cầu các tổ chức tài chính tuân thủ hiệp ước Basel 2 để tăng cường kiểm soát về nguy cơ rủi ro. Phù hợp với mội trường tài chính đang thay đổi, Tổng công ty Bảo hiểm tiền gủi Đài loan có kế hoạch thiết lập một cơ chế đầu ra dựa trên rủi ro về vốn cho phép các tổ chức tài chính có thể rút khỏi thị trường trong trường hợp phá sản.
Thiết lập cơ chế xử lý khủng hoảng hệ thống tài chính
Cùng với sự tự do hóa hoạt động tài chính, quốc tế và đa dạng hóa các ngân hàng dẫn đến việc các tổ chức tài chính tư nhân tăng lên đáng kể, những rủi ro phải đối mặt với các tổ chức tài chính cũng tăng lên nhiều và phức tạp hơn. Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi Đài Loan đã đạt được những kinh nghiệm đáng kể trong việc xử lí khủng hoảng, nhằm tăng cường hơn nữa khả năng bảo hiểm, Chính phủ đã thực hiện các biện pháp khac nhau để tăng cường chức năng liên quan đến xử lí. Trong đó, bao gồm cơ chế về ngân hàng bắc cầu và công cụ tài chính như chứng khoán bảo đảm bằng tài sản (ABS) hoặc chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp. Áp dụng hình phạt cao hơn đối với tội phạm tài chính. Ngoài ra, để thích nghi với môi trường tài chính ngày càng thay đổi, Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi Đài loan đã tiến hành sửa đổi Luật Bảo hiểm tiền gửi để thiết lập một cơ chế xử lý khủng hoảng hệ thống .
Trong đó, đáng kể nhất là việc sửa đổi lại quy định về mức phí bảo hiểm dựa trên mức độ rủi ro tài sản, được tính theo Điểm số hỗn hợp của Hệ thống kiểm tra đánh giá dữ liệu theo Hệ thống cảnh báo sơm tài chính (CSEDRS), và hệ số CAR (Tỉ lệ an toàn vốn)
Không áp dụng mức phí đồng hạng, và chia theo nhóm như:
- Đối với ngân hàng nội địa và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Đài Loan, mức phí được chia thành năm mức trong giới hạn bảo hiểm 0.05%; 0.06%; 0.08%; 0.11% và 0.15%. Tỉ lệ phí bảo hiểm tiền gửi vượt quá giới hạn bảo hiểm là 0.005%
- Đối với các quý tín dụng, mức phí trong giới hạn bảo hiểm lần lượt từ 0.04%; 0.05%; 0.07 %; 0.1%; 0.14. Tỉ lệ phí bảo hiểm tiền gửi vượt quá giới hạn bảo hiểm là 0.005%
- Đối với quỹ tín dụng dành cho Hiệp hội nông ngư nghiệp, mức phí bảo hiểm trong giới hạn bảo hiểm lần lượt 0.02%; 0.03%; 0.04%; 0.05%; 0.06%. Tỉ lệ mức phí vượt quá giới hạn bảo hiểm là 0.0025%.
Tăng cường môi trường tương quan giữa các thành viên mạng an toàn tài chính và chia sẻ thông tin
Là thành viện mạng an toàn tài chính, Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi Đài Loan cùng với các thành viên khác nghiên cứu về chính sách cho hệ thống ngân hàng, giải quyết khủng hoảng hệ thống, thanh lí tài sản (mô hình)
Tăng cường khả năng kiểm soát rủi ro cua tổ chức bảo hiểm tiền gửi, bên cạnh việc tăng phí bảo hiểm cũng như đa dạng hóa các loại phí khác nhau, Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi Đài Loan còn đẩy mạnh hệ thống cảnh báo sớm và cơ chế giám sát khác, tăng cường hiệu quả giám sát chặt chẽ hoạt động của các tổ chức tài chính và kiểm soát rủi ro. Ngoài ra, Bảo hiểm tiền gửi Đài Loan đẩy mạnh quan hệ và chia sẻ thông tin với các thành viên mạng an toàn tài chính, nhằm có được thông tin giám sát tài chính cần thiết và kịp thời.
Như vậy có thể thấy, với kinh nghiệm quản lí và hoạt động của Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi Đài Loan, công tác giám sát và cảnh báo sớm có vai trò quan trọng trong việc xử lý khi có ngân hàng đổ vỡ, nhằm hạn chế những tác động xấu đên tâm lý người dân cũng như nền kinh tế. Khi các tổ chức tài chính ngân hàng được kiểm soát chặt chẽ hơn thì biến cố sẽ được xử lý êm thấm. Ngoài ra, với tư cách là thành viện của mạng an toàn tài chính quốc gia, Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi Đài Loan còn được chia sẻ thêm những thông tin cần thiết cho công tác bảo đảm an toàn hoạt động của hệ thống tài chính cũng như những đóng góp của tổ chức cho quốc gia.