Khi khủng hoảng nổ ra, lãi suất bảo hiểm thỏa thuận luôn tăng lên và cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay cũng không có ngoại lệ. Nó đặt sự chú ý vào việc hoạt động của mạng an toàn tài chính và cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách cơ hội kịp thời để giám sát hoạt động, nhìn ra được điểm mạnh và điểm yếu. Những lưu ý hiện nay tập trung vào các bộ phận kết hợp của mạng an toan tài chính, đặc biệt là hoạt động của BHTG và tương tác với các yếu tố khác trong mạng an toàn tài chính.
Do khủng hoảng tài chính gần đây và thiệt hại đáng kể của các ngân hàng thương mại và đầu tư, sự có mặt của mạng an toàn tài chính là sự cần thiết. BHTG cũng là một trong những yếu tố quan trọng trong mạng an toàn tài chính góp phần bảo vệ người gửi tiền trong trường hợp ngân hàng phá sản, ngặn chặn sự rút tiền hàng loạt.
Để thiết lập một hệ thống BHTG đáng tin cậy và hiệu quả cần phải có sự thống nhất về mục tiêu của hệ thống. Sự phát triển của hệ thống BHTG cùng với chức năng kiểm tra, giám sát là minh chứng cho sự cần thiết của việc thiết lập các thể chế quản lý khủng hoảng.
Với vai trò trong mạng an toàn tài chính là: bảo vệ người gửi tiền khỏi tổn thất trong trường hợp các tổ chức tín dụng, ngân hàng có sự cố; ngăn chặn sự tháo chạy hoặc rút tiền hàng loạt của người gửi tiền khỏi hệ thống tài chính; tạo tính vững chắc cho hoạt động của hệ thống tài chính;
Thực tế đã cho thấy BHTG có vai trò quan trọng như thế nào trong khủng hoảng. Tuy nhiên, để tổ chức BHTG có thể làm tốt vai trò của mình thì cần phải được giao quyền hạn cạn thiệp nhất định nhằm giảm thiểu tối đa chi phí bảo hiểm. Trên thế giới chỉ có một số tổ chức BHTG như: Bảo hiểm tiền gửi Hoa Kỳ; Canada; Nhật Bản; Hàn Quốc có được quyền hạn như tái cấu trúc tổ chức tham gia BHTG, các giao dịch tiền gửi tại ngân hàng, bảo lãnh, kiểm soát tổ chức và cung cấp tính thanh khoản. Mặc dù vậy, những tổ chức BHTG này cần phải có sự hợp tác phối hợp giữa các thành viên của mạng an toàn tài chính nhằm tránh xung đột lợi ích làm suy yếu sức mạnh của mạng an toàn tài chính.
Có thể coi BHTG như là một phần của các biện pháp chính sách toàn diện khẩn cấp. Bởi bài học từ cuộc khủng hoảng năm 2008 là sự lo lắng và mất niềm tin với lĩnh vực ngân hàng của công chúng lan rộng.
Tại Mỹ, sau sự phá sản của Lehman Brother, niềm tin vào các ngân hàng bị suy giảm, thậm chí còn có những thông báo tới khách hàng về việc nên cân nhắc việc gửi tiền vào các ngân hàng như nên chuyển sang hình thức khác an toàn hơn.
Tại Châu âu, cụ thể là trường hợp Ngân hàng Northern Rock từ việc khủng hoảng niềm tin lan rộng đã dẫn đến việc rút tiền hàng loạt. Mạng lưới cơ quan giám sát và hệ thống BHTG tại Anh hoạt động không thực sự hiệu quả do thiếu sự kiểm soát chặt chẽ cũng như can thiệp kịp thời khi có vấn đề nảy sinh.
Theo các nhà nghiên cứu, cơ chế BHTG là một yếu tố quan trọng trong mạng an toàn tài chính của một quốc gia. Cụ thể trong một báo cáo của Diễn đàn ổn định tài chính (FSF) về BHTG thì ở cấp độ mỗi quốc gia việc thiết lập cơ chế cần phải tồn tại trong tất cả các lĩnh vực quan trọng cấu thành mạng an toàn tài chính. Báo cáo nhấn mạnh rằng nếu một quốc gia đã thành lập được một cơ chế phát triển tốt nhưng không phải là tất cả các lĩnh vực thì vẫn có khả năng gặp phải những khó khăn trong việc tìm kiếm các giải pháp hiệu quả để ngăn ngừa hoặc giải quyết các vấn đề ngiêm trọng của hệ thống ngân hàng.
Theo kinh nghiệm quốc tế, cần phải chú ý đến bốn đặc điểm được rút ra từ khủng hoảng: phạm vi bảo hiểm, nâng cao nhận thức công chúng, mạng an toàn tài chính và các mối tương quan, xử lí ngân hàng đổ vỡ.
Về phạm vi bảo hiểm: Hệ thống BHTG với mức bảo hiểm thấp hoặc một phần có thể thực sự không hiệu quả trong việc ngăn chặn sự tháo chạy khỏi ngân hàng . Ngược lại, với mức độ bảo hiểm lớn thì thách thức ở đây chính là rủi ro đạo đức. Một trong những phương pháp hiệu quả để giảm thiểu rủi ro đạo đức trong khi vẫn đảm bảo lợi ích đó chính là tăng cường hơn nữa việc quản trị tốt đối với các ngân hàng và một khuôn khổ giám sát,quản lý (và pháp lý) tức thời.
Nâng cao nhận thức công chúng: Một hệ thống BHTG minh bạch, rõ ràng sẽ hiệu quả hơn, người gửi tiền cần phải hiểu được mức độ giới hạn của việc bảo hiểm, làm sao cho người gửi tiền hiểu rõ được rằng họ hoàn toàn không phải chia sẻ bất cứ rủi ro nào với ngân hàng.
Mạng an toàn tài chính: Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong mạng an toàn tài chính, tránh sự chồng chéo trùng lặp xung đột lợi ích. Cơ quan BHTG phải có quyền lực thực sự từ việc giám sát cho đến xử lý các ngân hàng bị phá sản.
Xử lý các ngân hàng đổ vỡ: Trong bối cảnh hiện thời, rõ ràng thủ tục để xử lý ngân hàng đổ vỡ một cách tức thời là cần thiết, giám sát các tổ chức tài chính ngay khi có dấu hiệu để đảm bảo một sự can thiệp sớm tránh tình trạng “vết dầu loang” thậm chí có thể yêu cầu về mặt pháp lý để đóng cửa các tổ chức tài chính mất khả năng thanh toán.
Tại Việt Nam, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam cũng là một trong những thành viên của mang an toàn tài chính quốc gia, đồng thời với Luật BHTG chính thức được ban hành và có hiệu lực sẽ là một trong những yếu tố quan trọng nhằm góp phần thúc đẩy sự ổn định tài chính. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã và đang tiếp tục thực hiện sứ mệnh của mình, góp một phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng và ổn định nền tài chính Việt Nam. Để tạo được sức mạnh thực sự đối với hệ thống Bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam, thiết nghĩ các văn bản hướng dẫn thi hành Luật BHTG cần cụ thể hóa tinh thần của Luật, trao thêm quyền hạn cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam như: quyền cạn thiệp nhất định để có thể giảm thiểu tối đa chi phí bảo hiểm cũng như tham gia tái cấu trúc tổ chức tham gia BHTG, các giao dịch tiền gửi tại ngân hàng, bảo lãnh, kiểm soát tổ chức và cung cấp tính thanh khoản.
Phi Hải
Tài liệu tham khảo:
- Finance market trends
- Financial Stability Board