Theo đó, trần lãi suất đối với các khoản tiền gửi đồng rupiah Indonesia được bảo hiểm tăng lên mức 6% tại các ngân hàng thương mại và 8% tại các ngân hàng nông thôn; đồng thời, trần lãi suất tiền gửi ngoại tệ tại ngân hàng thương mại tăng lên mức 1.25%. Việc tăng trần lãi suất này có hiệu lực từ ngày 6/6/2018 đến ngày 7/9/2018. Như vậy, chỉ có các khoản tiền gửi với lãi suất thấp hơn hoặc bằng mức trần của LPS mới được coi là nằm trong diện tiền gửi được bảo hiểm.
Ông Halim Alamsyah - Chủ tịch LPS cho biết động thái này phù hợp với việc tăng lãi suất của Ngân hàng TW Indonesia. Trước đó, Ngân hàng TW Indonesia đã nâng lãi suất 02 lần vào giữa và cuối tháng 5 vừa qua, đưa lãi suất cơ bản lên mức 4.75%. Ông Halim Alamsyah cũng giải thích những yếu tố tác động tới quyết định nâng trần lãi suất tiền gửi được bảo hiểm như: lãi suất tại một số ngân hàng đã tăng và việc điều chỉnh trần lãi suất nhằm đáp ứng điều này, đồng thời, tình trạng thanh khoản tương đối ổn định và rủi ro thanh khoản được kiểm soát dù vẫn có xu hướng tăng. Cuối cùng, dù có áp lực tỷ giá và biến động trên thị trường tài chính, hệ thống tài chính vẫn duy trì sự ổn định.
Khảo sát có sự tham gia của 62 tổ chức tham gia BHTG được LPS thực hiện trước khi điều chỉnh trần lãi suất tiền gửi được bảo hiểm cho thấy, lãi suất huy động đã tăng 03 điểm phần trăm, đạt mức 5,1% sau 03 giai đoạn tạm thời ổn định trước đó. Lãi suất tiền gửi ở cả ngân hàng quy mô nhỏ hay lớn đều cao đang hơn mức trần lãi tiền gửi được bảo hiểm.
Trà lởi phỏng vấn CNN Indonesia, ông Halim cho biết việc điều chỉnh trần lãi suất tiền gửi được bảo hiểm đồng nghĩa với việc chi phí về dài hạn của Quỹ BHTG sẽ tăng so với hiện tại.
Bên cạnh đó, việc tăng trần lãi suất đối với tiền gửi được bảo hiểm khiến rủi ro thanh khoản có thể tăng. Tỷ lệ cho vay trên tiền gửi huy động tăng từ 89,61% lên 89,96%. Điều này tương ứng với lượng khoản vay tăng 8,94% trong tháng 4/2018 so với 8,54% một tháng trước đó.
Trong khi đó, đồng Rupiah Indonesia đang trên đà giảm giá so với đồng đôla Mỹ cũng gây áp lực lên thị trường tiền tệ và trái phiếu Chính phủ Indonesia. Việc đồng Rupiah mất giá khiến dòng vốn ngoại tệ của nước này thiệt hại khoảng 27 nghìn tỉ Rupiah Indonesia.
Ông Halym cho biết lúc này mở ra khả năng điều chỉnh trần lãi suất phù hợp với điều kiện thực tế trên thị trường tiền tệ. Tuy nhiên, việc điều chỉnh trần lãi suất nên được tiến hành định kỳ 03 lần trong tháng 1, tháng 5 và tháng 9.
Xét tới động thái của thị trường tài chính, LPS vẫn luôn theo dõi và đánh giá liên quan đến chính sách trần lãi suất các khoản tiền gửi có bảo hiểm. Trong trường hợp này, LPS sẽ tiếp tục thực hiện những điều chỉnh cần thiết phù hợp với tăng trưởng lãi suất tiền gửi tại các ngân hàng cũng như đưa ra kết quả đánh giá tình hình kinh tế và sự ổn định của hệ thống tài chính quốc gia.
Theo quy định của BHTG Indonesia, nếu lãi suất tiền gửi thỏa thuận giữa ngân hàng và người gửi tiền vượt quá mức trần lãi suất tiền gửi thì khoản tiền gửi đó sẽ không được bảo hiểm. Khi đó, ngân hàng phải thông báo tới người gửi tiền việc áp dụng lãi suất tiền gửi an toàn thông qua việc niêm yết thông tin liên quan ở những nơi mà người gửi tiền dễ dàng tiếp cận.
Vẫn nhất quán với mục tiêu bảo vệ người gửi tiền, LPS kêu gọi các tổ chức tài chính chú ý hơn tới những quy định liên quan đến lãi suất của các khoản tiền gửi được bảo hiểm. Trong quá trình kinh doanh, các tổ chức tài chính cũng cần lưu ý đến điều kiện thanh khoản trong tương lai.
Đ.T.T
Nguồn:
https://theinsiderstories.com/deposit-insurance-corporation-raises-guarantee-interest-rate/