Ông Mohamud Ahmed – Quyền Giám đốc điều hành KDIC cho biết, đề xuất đang đợi sự phê duyệt của Bộ trưởng Tài chính nước này. Dù theo thông lệ quốc tế, hạn mức trả tiền bảo hiểm thường gấp 2 lần GDP trên đầu người của từng nước, KDIC đã đề xuất một mức cao hơn. GDP trên đầu người năm 2015 của Kenya đạt 117.189 Shilling Kenya (tương đương khoảng 1133USD). Như vậy, rất có thể KDIC đề xuất điều chỉnh hạn mức lên cao hơn 200.000 Shilling Kenya (tương đương khoảng 1940USD).
Theo lãnh đạo KDIC, nguyên nhân cơ quan này không đề xuất hạn mức BHTG quá cao là nhằm hạn chế rủi ro đạo đức trong hệ thống ngân hàng.
Không đợi đến khi các ngân hàng đứng trước rủi ro đổ vỡ, KDIC tiến hành kiểm tra thường xuyên các tổ chức tham gia BHTG để phát hiện sớm nguy cơ. Ông Ahmed cho biết, KDIC phối hợp với NHTW Kenya tiến hành kiểm tra một cách chủ động mỗi 6 tháng một lần, từ đó đưa ra các khuyến nghị. Việc này sẽ góp phần giảm thiểu nguy cơ đổ vỡ ngân hàng và ngay cả khi có ngân hàng đổ vỡ thì hậu quả cũng khôngquá nghiêm trọng, đồng thời người gửi tiền có thể sớm tiếp cận với khoản tiền gửi của mình.
Bên cạnh đó, khi xác định một ngân hàng đang gặp vấn đề, KDIC sẽ bắt đầu lựa chọn các giải pháp xử lý đổ vỡ ngay khi ngân hàng đó vẫn còn hoạt động, bởi việc đóng cửa một ngân hàng sẽ xóa sổ đến 50% giá trị thương hiệu.
KDIC cũng cho biết, trong 3 năm tới, tổ chức này có thể chuyển sang phương pháp tính phí BHTG trên cơ sở rủi ro thay vì mức phí đồng hạng như hiện nay.
Đ.T.T
Nguồn: https://www.standardmedia.co.ke/business/article/2001243690/new-law-to-see-depositors-of-collapsed-banks-get-more-cash