Nếu không giải quyết các vấn đề trên một các triệt để thì có thể đe dọa đến an toàn của hệ thống tài chính từng quốc gia. Trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính, một số tổ chức quốc tế như: G20, Hội đồng ổn định tài chính (FSB) , Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng, IADI đã khẳng định vai trò chiến lược trong quá trình góp phần duy trì ổn định mạng tài chính toàn cầu, đồng thời phát triển một số biện pháp tiếp cận các chuẩn mực quốc tế về hệ thống BHTG.
Ông Yury cho biết: Tại Hội nghị G20 diễn ra tại St. Petersburg trong tháng 9 sắp tới, trên cương vị chủ tọa, Nga sẽ ưu tiên vấn đề cải cách quy chế tài chính, tập trung vào vấn đề phát triển khung pháp lý để thực hiện giám sát, phát hiện và xử lý kịp thời các rủi ro tiềm tàng trong hệ thống ngân hàng nội địa liên quan đến một số vấn đề, cụ thể: tỷ lệ tiền gửi ngày càng tăng nhanh, quá trình chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng, một số trường hợp gian lận tiền gửi…
Ông Yury cũng bày tỏ mong muốn IADI sẽ tiếp tục phát huy vai trò quan trọng trong mạng an toàn tài chính toàn cầu, đồng thời các tổ chức BHTG trên thế giới sẽ tăng cường trao đổi kinh nghiệm và thực tiễn triển khai chính sách để đóng góp hiệu quả vào duy trì an toàn, lành mạnh hệ thống ngân hàng.