Cụ thể, Hiệp hội này đại diện cho hệ thống các ngân hàng nhỏ và vừa đã gửi thư đề nghị Bộ trưởng tài chính yêu cầu CDIC xem xét nâng hạn mức BHTG gấp đôi lên 200.000 đô la Canada (tương đương 146.000 đô la Mỹ). Hiện Canada đang áp dụng hạn mức bảo hiểm ở mức 100.000 đô la Canada (tương đương 73.200 đô la Mỹ), thấp nhất trong số các quốc gia G7.
Theo số liệu của DBRS Morningstar (tổ chức xếp hạng tín nhiệm tín dụng lớn thứ tư thế giới), khoảng 65% người gửi tiền tại Canada ở 6 ngân hàng lớn nhất bao gồm Royal Bank of Canada, TD Bank, Bank of Montreal, Canadian Imperial, Bank of Commerce, Scotiabank và National Bank of Canada không thuộc phạm vi bảo hiểm. Ngoài ra, các chi nhánh tại Mỹ của 6 ngân hàng này hiện đang có số dư tiền gửi không được bảo hiểm chiếm khoảng 30% đến 70%. Đồng thời, 25% số dư tiền gửi tại các ngân hàng vừa và nhỏ tại Canada không thuộc phạm vi bảo hiểm.
Vụ sụp đổ các ngân hàng Mỹ gần đây, bao gồm Ngân hàng Silicon Valley và Ngân hàng Signature đã làm dấy lên những câu hỏi về tính ổn định của các tổ chức tài chính trên khắp thế giới. Nhiều bên đã kêu gọi Tổng công ty BHTG liên bang Mỹ (FDIC) áp dụng đảm bảo tạm thời cho tất cả các khoản tiền gửi không được bảo hiểm tại Mỹ nhằm tránh khủng hoảng lây lan.
Mặc dù Canada đang áp dụng hạn mức BHTG thấp hơn các quốc gia đang phát triển khác, các nhà phân tích cho rằng khủng hoảng ngân hàng Mỹ ít có khả năng lây lan sang Canada, do các ngân hàng tại đây được quản lý tốt hơn và có thanh khoản tốt hơn. CDIC có khoảng 85 tổ chức thành viên trong khi FDIC có hơn 4.700 tổ chức thành viên. FDIC đang áp dụng hạn mức bảo hiểm 250.000 Đô la Mỹ cho mỗi người gửi tiền tại mỗi tổ chức tài chính.