Theo nhật báo kinh tế và tài chính Mặt Trời 24 giờ, "tốc độ" đóng các chi nhánh và văn phòng đại diện của các ngân hàng này diễn ra ngày càng nhanh. Nếu như từ năm 2007 đến nay, các ngân hàng và quỹ tín dụng lớn của Italy mới đóng 800 chi nhánh thì chỉ trong vài năm tới, họ sẽ đóng thêm 1.500 chi nhánh nữa.
Theo báo này, xu hướng đóng các chi nhánh và giảm phạm vi hoạt động diễn ra mạnh nhất đối với các ngân hàng lớn, thường đặt chi nhánh ở trung tâm các thành phố, và các quỹ tín dụng hoặc ngân hàng nhỏ hoạt động chủ yếu ở các địa phương.
Việc thu hẹp không gian hoạt động này là để nhằm đối phó với sự sút giảm về doanh thu của các ngân hàng do khủng hoảng kinh tế, với sự sụp đổ của thị trường bất động sản, đã khiến lượng tiền trung chuyển qua các chi nhánh giảm mạnh, trong khi chi phí cho việc duy trì các chi nhánh cả về hậu cần lẫn nhân sự luôn ở mức cao.
Việc giảm số lượng nhiều nhất diễn ra ở các ngân hàng lớn nhất nước. Nếu như vào năm 2007, số chi nhánh của ngân hàng Intesa San Paolo trên cả nước Italy là 6.100 thì hiện tại họ chỉ còn 4.100 vào năm nay và dự kiến sẽ xuống chỉ còn 3.300 vào năm 2017.
Ngân hàng Unicredit sẽ giảm 500 văn phòng từ mức 4.100 hiện tại cho đến năm 2018, trong khi Montepaschi di Siena, rơi vào một loạt các khủng hoảng và bê bối trong thời gian qua, sẽ cắt giảm 200 chi nhánh từ con số 2.300 hiện tại. Đây là 3 ngân hàng luôn thuê văn phòng giao dịch ở trung tâm các thành phố hoặc trong các trung tâm thương mại lớn.
Điều tra của nhật báo Mặt Trời 24 giờ với 3 ngân hàng trên cũng cho thấy việc đóng các chi nhánh cũng phản ánh sự thay đổi trong cách giao dịch, khi hình thức giao dịch truyền thống với khách hàng qua các quầy dần dần thay đổi. Theo báo này, những khách hàng truyền thống của các quầy giao dịch để thực hiện các chuyển khoản không còn muốn xếp hàng dài để chờ đợi đến lượt mình nữa, mà bây giờ có thể tiến hành các giao dịch của mình qua mạng Internet từ nhà mình, thậm chí qua smartphone hoặc máy rút tiền tự động.
Cũng theo nhật báo Mặt Trời 24 giờ, việc áp dụng luật chống rửa tiền mà chính phủ của cựu Thủ tướng Mario Monti đưa ra cách đây 3 năm, với việc hạn chế rút tiền mặt với số lượng lớn cũng khiến các chi nhánh dần trở nên ít khách hơn.
Mặt Trời 24 giờ cho rằng hướng phát triển mới của các ngân hàng là giảm số lượng chi nhánh giao dịch và tăng số phòng tư vấn và quầy phục vụ tại các chi nhánh còn lại.
Các tin khác
Tổng quan về Tổng công ty BHTG Đài Loan
Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) Đài Loan (CDIC, Trung Quốc) là một trong những mô hình tổ chức BHTG tiến bộ điển hình ở Châu Á. Được thành lập năm 1985 trên một nền tảng pháp lý vững chắc là Luật BHTG, CDIC là thành viên không thể thiếu của mạng an toàn tài chính quốc gia Đài Loan.
Quỹ bảo hiểm tiền gửi Ethiopia chính thức hoạt động
Ngân hàng Trung ương Ethiopia (NBE) chính thức thành lập Quỹ bảo hiểm tiền gửi Ethiopia (EDIF) từ tháng 11/2023 với tư cách là một thành viên của Mạng an toàn tài chính, bảo vệ cho cho người gửi tiền của các ngân hàng và tổ chức tài chính vi mô, phòng ngừa việc rút tiền hàng loạt.
Campuchia: Nghiên cứu thành lập bảo hiểm tiền gửi cho hệ thống tài chính quốc gia
Ngày 31/10/2023, tại Kampong Thom, trong sự kiện “Ngày Tiết kiệm Asian”, Ngân hàng Trung ương Campuchia (NBC) đã giới thiệu về bảo hiểm tiền gửi và vai trò đối với hệ thống tài chính quốc gia nhằm nâng cao niềm tin công chúng và thúc đẩy tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Khmer Riel.
Uganda: Quỹ bảo hiểm tiền gửi tăng gấp 3 lần
Chính phủ Uganda vừa công bố tăng Quỹ bảo hiểm tiền gửi (DPF) từ 400 tỷ Shs (tương đương 117 triệu đô la Mỹ) lên 1,3 nghìn tỷ Shs (tương đương 345 triệu đô la Mỹ).
PIDM tổ chức Hội nghị chuyên đề xử lý đổ vỡ quốc gia lần thứ nhất
Vừa qua, tại thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia, Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi (BHTG)...