Tổng công ty bảo hiểm tiền gửi (BHTG) Canada (CDIC) vừa công bố Kế hoạch phát triển của tổ chức. Nhóm điểm tin trích dịch một số nội dung quan trọng được đề cập tới, trong đó có vấn đề quản lý rủi ro và hiện đại hóa mô hình BHTG.
Quản lý rủi ro
Trong kế hoạch 5 năm về quản lý rủi ro, để phát hiện và xử lý hiệu quả các rủi ro có thể ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của tổ chức, CDIC áp dụng mô hình Quản lý rủi ro Doanh nghiệp (ERM).
Xây dựng kế hoạch xử lý đổ vỡ
Trong những năm gần đây, CDIC luôn tích cực thiết lập khung chính sách và tăng cường khả năng ứng phó với các tình huống đổ vỡ ngân hàng. Cụ thể, hồi tháng 3/2014, CDIC đã triển khai chương trình diễn tập mô phỏng để phát hiện và điều chỉnh các lỗ hổng trong quá trình xử lý đổ vỡ. CDIC cũng kỳ vọng sẽ đạt được một số kết quả quan trọng như: Xây dựng cơ chế và chiến lược xử lý đổ vỡ vững chắc đủ năng lực can thiệp đổ vỡ thông qua các bài tập mô phỏng, Đưa vào áp dụng chế tài cứu trợ đổ vỡ và Thiết lập nước và quốc tế về xử lý ngân hàng đổ vỡ.
Củng cố Hệ thống an ninh mạng
Xác định an toàn thông tin đóng vai trò quan trọng đối với an toàn tổ chức trong bối cảnh gia tăng số lượng tin tặc trên thế giới hiện nay, CDIC thời gian qua đã xây dựng một hệ thống kiểm tra an ninh mạng tương đối vững chắc. Tuy nhiên, CDIC luôn tích cực theo dõi để bắt kịp tốc độ phát triển của công nghệ thông tin, đồng thời chú trọng phát triển kế hoạch để định vị, phát hiện các lỗ hổng và nguy cơ đe dọa an ninh mạng của tổ chức.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
CDIC luôn chú trọng đến việc thu hút các nhân tài trong lĩnh vực xử lý đổ vỡ. Bên cạnh đó, CDIC cũng ưu tiên phát triển nguồn nhân lực phục vụ việc kế thừa và đảm nhiệm các vị trí trọng yếu của tổ chức. Liên quan dến vấn đề này, hiện CDIC đang xây dựng và triển khai chiến lược tuyển dụng nhân sự chủ chốt trong từng giai đoạn.
Trên cơ sở môi trường hoạt động và các rủi ro được định vị, CDIC đã đề ra các mục tiêu chiến lược cho những giai đoạn phát triển tiếp theo của tổ chức, trong đó bao gồm các nội dung:
Hiện đại hóa chương trình BHTG
CDIC đặt mục tiêu vào cuối giai đoạn của kế hoạch, CDIC sẽ đảm bảo việc chi trả BHTG cho người gửi tiền được thực hiện thuận tiện, nhanh chóng, an toàn. Được đưa vào áp dụng cho giai đoạn 2013/2014, CDIC kỳ vọng sáng kiến về chuyển đổi phương thức chi trả BHTG cho người gửi tiền sẽ đáp ứng được kỳ vọng của người gửi tiền và yêu cầu tiến bộ về công nghệ. Việc chuyển đổi sẽ tập trung vào một số thách thức về chi trả tiền gửi đối với các tài khoản ký thác, kênh thanh toán và các hình thức tiếp cận thông tin cho người gửi tiền.
Đối với giai đoạn 2017/2018, CDIC sẽ tiếp tục rà soát và cập nhật các quy trình đánh giá rủi ro và kế hoạch can thiệp nhằm đảm bảo giám sát hiệu quả hồ sơ rủi ro của cá tổ chức tham gia BHTG, bao gồm các công cụ đánh giá rủi ro. Chức năng phân tích dữ liệu của CDIC sẽ hỗ trợ và xử lý lỗ hổng dữ liệu.
Bên cạnh đó, CDIC sẽ tiếp tục tham gia vào quá trình rà soát khung chính sách BHTG của Chính phủ, đồng thời đề xuất với Bộ Tài chính về việc triển khai các thay đổi trong mô hình BHTG để bảo vệ tốt hơn quyền lợi người gửi tiền. CDIC cũng sẽ chú trọng đến việc sử dụng công nghệ thông tin để tăng cường nhận thức công chúng trong quá trình triển khai chính sách BHTG.
Xây dựng kế hoạch xử lý các ngân hàng có tầm ảnh hưởng hệ thống
CDIC sẽ xây dựng kế hoạch dài hạn về xử lý ngân hàng đổ vỡ, đồng thời tăng cường mối quan hệ với các đối tác chiến lược thông qua tham gia vào các tổ chức trong nước và quốc tế về xử lý đổ vỡ ngân hàng.
Các tổ chức thành viên của CDIC đóng vai trò quan trọng trong cung cấp các dịch vụ tài chính cho người dân Canada và nền kinh tế. Chính vì vậy, CDIC luôn chú trọng đến vấn đề tăng cường năng lực xử lý đổ vỡ đối với các ngân hàng lớn hoặc có quy mô phức tạp có tầm ảnh hưởng hệ thống (D-SIB) để đảm bảo duy trì trật tự thị trường, qua đó củng cố niềm tin công chúng vào hệ thống tài chính. CDIC sẽ thực hiện:
- Phối hợp chặt chẽ với các ngân hàng có tầm ảnh hưởng hệ thống để tăng cường khả năng xử lý đổ vỡ;
- Tăng cường phối hợp với các cơ quan trong mạng an toàn tài chính liên bang để củng cố khuôn khổ xử lý đổ vỡ ngân hàng của CDIC.
- Bổ sung nguồn lực để tăng cường khả năng xử lý đổ vỡ nội bộ tại các ngân hàng lớn. Đây cũng là cơ sở để phụ vụ việc xử lý trong các bối cảnh khác.
- Xây dựng cẩm nang về hoạt động, cu thể hóa vai trò, trách nhiệm và các quyết sách quan trọng về xử lý đổ vỡ, đồng thời triển khai thông qua diễn tập mô phỏng trong phạm vi nội bộ và bên ngoài.
- Triển khai các chương trình với sự tham gia của các tổ chức trong nước và quốc tế, ký kết các thỏa thuận về hợp tác song phương để tăng cường phối hợp và chia sẻ thông tin.