Đề xuất mới đối với cơ chế EDIS được đưa ra với kỳ vọng sẽ xây dựng cơ chế giảm nhẹ rủi ro hệ thống và đưa ra được các tiêu chuẩn chặt chẽ nhằm làm chốt chặn đầu tiên trước khi cần sự can thiệp của mạng an toàn tài chính châu Âu.
Trong khi đó, Đức vẫn chưa thay đổi quan điểm phản đối mạnh mẽ cơ chế BHTG chung châu Âu. Ngay cả khi, Chính phủ Đức thay đổi người đứng đầu sau cuộc bầu cử sắp tới thì quan điểm này cũng chưa chắc đã bị lung lay.
Không còn những kế hoạch về bảo hiểm toàn phần cho người gửi tiền tiết kiệm trong đề xuất lần này với lý giải, nếu làm vậy sẽ để lại gánh nặng cho các quốc gia tham gia cơ chế EDIS. Hiện EU quy định hạn mức trả tiền bảo hiểm lên tới 120.000 đôla Mỹ (tương đương khoảng 100.000 Euro) nhằm tăng cường lòng tin vào khối tài chính – ngân hàng tại khu vực sau cuộc khủng hoảng kéo dài đã xấp xỉ một thập kỷ.
EDIS sẽ chỉ can thiệp sau khi các quốc gia thành viên đã chi trả hết khả năng của mình. Trong giai đoạn đầu, EDIS sẽ chỉ cho các tổ chức BHTG tại các quốc gia thành viên vay đủ để chi trả khoảng 30% tổn thất, tới năm 2021 thì khả năng sẽ được hỗ trợ chi trả lên đến 90%.
Trong giai đoạn tiếp theo, EDIS sẽ trực tiếp chi trả cho người gửi tiền một phần tổn thất. Cơ chế BHTG tại các quốc gia thành viên có thể sẽ phải hứng chịu khủng hoảng ngành ngân hàng thay vì phải phụ thuộc vào khả năng cân đối tài chính và xử lý nợ xấu của các ngân hàng.
Bên cạnh đó, ECcòn chuẩn bị đưa ra một loạt đề xuất về khuôn khổ pháp lý nhằm giải quyết vấn đề cho vay, bao gồm các biện pháp cải thiện thị trường thứ cấp đối với các khoản nợ xấu và ưu tiên việc ngân hàng thu hồi các khoản tín dụng kém chất lượng, trong đó có thế chấp.
Những đề xuất về mặt cải thiện khuôn khổ pháp lý trong toàn khối châu Âu đòi hỏi phải có sự đồng thuận của tất cả các quốc gia thành viên. Để đạt được sự đồng thuận cuối cùng là quá trình rất gian nan và thậm chí tốn kém, cộng đồng ngân hàng trong khối phải nhóm họp với nhau trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm.
Dù Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể áp đặt những chính sách này mà không cần có sự ủng hộ cao, nhưng ông Valdis Dombrovskis – Phó Chủ tịch Ủy ban EU cho biết, ông kỳ vọng ECB tiếp thu ý kiến phản hồi từ mọi tổ chức và thành phần có liên quan trước khi áp dụng bất kỳ biện pháp nào với thời hạn đề xuất là hết năm 2018.
EC lần đầu đề xuất thiết lập cơ chế BHTG chung châu Âu vào tháng 11/2015, tỏ rõ nỗ lực của EC trong việc đảm bảo hội nhập sâu rộng, đồng thời giám sát tốt hơn hệ thống tài chính – ngân hàng của khu vực này sau một loạt các cuộc khủng hoảng tài chính trong thập kỷ qua.
Tuy nhiên, ý tưởng này vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ Đức bởi quốc gia này e ngại quỹ BHTG vốn nhận được sự đóng góp từ các ngân hàng Đứclại được sử dụng để chi trả cho người gửi tiền tại những ngân hàng đổ vỡ ở những quốc gia khác có nền kinh tế yếu kém hơn.
Từ đó, đề xuất mới này được EC xây dựng nhằm thuyết phục Đức cùng tham gia khi Đức là quốc gia có nền kinh tế lớn mạnh nhất khu vực và hoàn toàn có khả năng chia sẻ rủi ro xuyên biên giới tại khu vực chung châu Âu. Dầu vậy, tại thời điểm hiện tại giới vận động hành lang của hệ thốngngân hàng Đức vẫn giữ thái độ thờ ơ.
Đ. T.T
Nguồn:
http://www.reuters.com/article/us-eu-banks-regulation/eu-weakens-plan-on-bank-protection-risks-ecb-clash-on-bad-loans-idUSKBN1CG17M
http://www.iii.co.uk/alliance-news/1507734439151119000-3/eu-commission-pushes-for-gradual-start-to-deposit-insurance-scheme