Hiện nay, Chi nhánh BHTGVN khu vực Nam Trung Bộ và tây Tây nguyên Nguyên được giao quản lý 62 QTDND trên địa bàn tại 8 tỉnh, gồm: Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng. Là một đơn vị trực thuộc và cũng đại diện cho BHTGVN trên địa bàn, nên công tác tuyên truyền về chính sách BHTG được Chi nhánh thực hiện thường xuyên để góp phần nâng cao nhận thức của người dân về lĩnh vực BHTG cũng như hoạt động ngân hàng.
Theo đó, Chi nhánh luôn chủ động phối hợp với các cơ quan báo chí, truyền thông, NHNN chi nhánh tỉnh và chính quyền địa phương nới nơi QTDND hoạt động để tuyên truyền chính sách BHTG, như: Tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ của Chi nhánh, hội nghị sự kiện tuyên truyền về chính sách BHTG; tham dự hội nghị, đại hội, lễ khai trương hoạt động của QTDND, phát ấn phẩm tuyên truyền, viết tin bài về BHTG… Thông qua các hoạt độngsự kiện này, bên cạnh việc cung cấp thông tin về hoạt động tài chính ngân hàng, các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ của Chính phủ, NHNN hay những thay đổi về chính sách BHTG… đến người gửi tiền, lãnh đạo Chi nhánh cũng đồng thời tiếp nhận những đề xuất, kiến nghị của người gửi tiền, các QTDND và NHNN chi nhánh tỉnh trên địa bàn quản lý để báo cáo Ban lãnh đạo BHTGVN, trình NHNN nhằm có những điều chỉnh để ngày càng hoàn thiện chính sách cũng như pháp luật về BHTG, góp phần bảo vệ tốt hơn quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền. Qua đó đại diện lãnh đạo Chi nhánh đã tiếp thu những đề xuất, kiến nghị của các QTDND và NHNN chi nhánh tỉnh trên địa bàn quản lý để báo cáo Ban lãnh đạo BHTGVN và cũng tạo điều kiện thuận lợi cho những đối tượng có quyền lợi và nghĩa vụ về BHTG và người dân quan tâm tới BHTG có thể tìm hiểu về những vấn đề có liên quan đến BHTG như việc thực hiện các chế độ, chính sách và hạn mức chi trả về BHTG, đồng thời cung cấp thông tin về hoạt động tài chính ngân hàng cũng như các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ của Chính phủ.
Đặc biệt, với việc sự kiện Ngày 20/10/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 32/2021/QĐ-TTg ngày 20/10/2021 về hạn mức trả tiền bảo hiểm, có hiệu lực thi hành từ ngày 12/12/2021, nâng hạn mức BHTG được nâng lên từ 75 triệu đồng lên mức 125 triệu đồng thì cần tầm quan trọng của việc tuyên truyền về hạn mức mới . Với việc điều chỉnh hạn mức chi trả mới này thì việc giới thiệu hạn mức chi trả nói riêng và chính sách BHTG nói chung đến với người gửi tiền tại các QTDND, đặc biệt là vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa thiết nghĩ là một yêu cầu rất quan trọng và cần thiết lại càng được nâng lên để người gửi tiền được cập nhật thông tin về quyền lợi của mình.
Trong những năm đầu thành lập Chi nhánh, công tác thông tin tuyên truyền được thực hiện là gửi các “tờ rơi, tờ gấp, ấn phẩm tuyên truyền …” tới QTDND hoặc cử cán bộ tham gia vào các kỳ Đại hội nhiệm kỳ, thường niên mà mục đích chủ yếu lúc đó chỉ là thông tin chứ chưa mang tính chất tuyên truyền vì hoạt động BHTG thời kỳ đó còn đơn giản. Sau khi gia nhập Tổ chức Hiệp hội BHTG quốc tế thì yêu cầu đòi hỏi cao hơn về mọi mặt nên BHTGVN không ngừng phát triển, nâng cao phù hợp trong tình hình mới theo đó công tác thông tin tuyên truyền phải thay đổi để mọi cấp, mọi ngành và mọi người dân đều hiểu, nắm rõ những định hướng, chính sách về BHTG. Có một thực tế là những người dân sống ở thành thị có điều kiện tiếp xúc với các phương tiện truyền thông hiện đại, am hiểu về kinh tế và có nhiều lựa chọn trong việc đầu tư vốn nhàn rỗi của mình. Qua các chuyến đi công tác tại các QTDND ở vùng nông thôn mới thấy được những hạn chế của người dân về chính sách BHTG như thế nào? Những người gửi tiển vào QTDND ở vùng nông thôn do không có lựa chọn nào khác nên họ chỉ quan tâm đến các lợi ích “sát sườn” như: Tại sao không bảo hiểm toàn bộ số tiền gửi? Nếu QTDND giải thể, phá sản thì tiền gửi của họ sẽ được xử lý ra sao? BHTGVN sẽ chi trả bao nhiêu tiền? Số tiền còn lại có được trả tiếp hay không và bao giờ mới trả?... Những thắc mắc trên không khó để tìm hiểu đối với một người dân ở thành phố nhưng với người dân ở vùng sâu, vùng xa thì câu trả lời đối với họ rất là khó, thậm chí có cán bộ của QTDND cũng chưa giải thích thỏa đáng được.
Để chính sách BHTG ngày càng phát huy hiệu quả là “điểm tựa niềm tin” cho người gửi tiền, đặc biệt là người gửi tiền tại các QTDND, khu vực nông thôn, vùng xâu, vùng xa; đưa Luật số 06/2012/QH13 về bảo hiểm tiền gửi ngày càng đi vào cuộc sống, thực hiện tốt mục đích “Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền” nhiệm vụ công tác thông tin tuyên truyền đã và đang là một trong những khâu then chốt, tác động tích cực đưa chính sách BHTG đến với người dân. Hoạt động tuyên truyền phải được thực hiện thường xuyên và luôn đổi mới để phù hợp với trình độ dân trí, điều kiện phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương. Sau đây, bài viết xin đưa ra một số kiến nghị, đề xuất một số nội dung, hình thức và tổ chức thực hiện về nhằm nâng cao hiệu quả công tác thông tin tuyên truyền chính sách BHTG:
- Một là, tiếp tục đẩy mạnh tổ chức sự kiện, kết hợp phát tờ gấp, tờ rơi, thông tin BHTG… tới các đối tượng có quyền lợi và nghĩa vụ về BHTG để tuyên truyền sâu rộng chính sách BHTG tới người gửi tiền tại QTDND. để nâng cao hiệu quả nội dung tuyên truyền đến với đối tượng cần tuyền truyền BHTG, một đối tượng cụ thể gắn với nội dung tuyên truyền nhất định. Đối với nhóm người thay đổi hành vi (khách hàng gửi tiền tại QTDND) nên tuyên truyền về quyền và lợi ích của người được hưởng BHTG, ngoài những quy định bằng văn bản, cần thiết phải chứng minh từ những sự việc chi trả quyền lợi bảo hiểm cho người gửi tiền tại các QTDND gặp rủi ro; với lãnh đạo và cán bộ nhân viên của QTDND... cần làm rõ Luật BHTG và các văn bản dưới Luật BHTG, cũng như trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc triển khai thực hiện chính sách BHTG...
- Hai là, tiếp tục các hình thức tuyên truyền như:
+ Tổ chức hội nghị, phân phối tờ gấp, tờ rơi, thông tin BHTG… tới các đối tượng có quyền lợi và nghĩa vụ về BHTG để tuyên truyền sâu rộng tới người gửi tiền tại QTDND;
+ Hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ cho QTDND; tăng cường tuyên truyền tới cấp ủy chính quyền địa phương nơi QTDND hoạt động, nhằm giúp họ có kiến thức sâu rộng về BHTG để giải thích, trấn an người gửi tiền tại địa phương khi cần thiết;
+ Ký hợp đồng tuyên truyền chính sách trên thông qua Đài phát thanh truyền hình địa phương; trên các kênh truyền thông... Phát huy hiệu quả loa truyền thanh tại các xã/phường, nhưng cần lưu ý: Thời lượng phát thanh phù hợp với đặc điểm, về điều kiện kinh tế xã hội, trình độ dân trí ở từng địa bàn, bảo đảm dung lượng vừa phải với nhu cầu tiếp nhận của người dân địa phương; Thời gian phát thanh: Bố trí cần đảm bảo phù hợp với tập quán sinh hoạt, lao động sản xuất của người dân địa phương, nhằm thu hút đông đảo người nghe, phát huy cao nhất hiệu quả tác động của chương trình phát thanhsức lan tỏa của thông điệp cần chuyển tải.
Ngoài ra, thực hiện tuyên truyền thông qua, kết hợp với các kỳ tham dự hội nghị tổng kết, đại hội thường niên... của QTDND để tuyên truyền trực tiếp đến thành viên của đơn vị đồng thời cũng là người gửi tiền tại QTDND.
+ Ba là, đẩy mạnh cách thức tổ chức thực hiện như hiện nay, tuy nhiên để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền:
+ Hoạt động truyên truyền thực hiện ở các khâu nghiệp vụ, không coi thông tin tuyên truyền chỉ dành cho cán bộ, bộ phận tuyên truyền, phát huy hiệu quả “mỗi cán bộ viên chức BHTGVN là một tuyên truyền viên” về chính sách BHTG; tăng cường công tác phối hợp trong giám sát, kiểm tra QTDND với hoạt động tuyên truyền chính sách pháp luật về BHTG. Tiếp xúc, gặp gỡ, giải đáp thắc mắc đối với QTDND và các đối tượng được hưởng quyền lợi về BHTG (thông qua hoạt động đối chiếu trực tiếp khách hàng gửi và vay tiền tại QTDND khi kiểm tra QTDND theo chỉ đạo của NHNN).
+ Tăng cường công tác phối hợp trong giám sát, kiểm tra QTDND với hoạt động tuyên truyền chính sách pháp luật về BHTG; tiếp xúc, gặp gỡ, giải đáp thắc mắc đối với QTDND và các đối tượng được hưởng quyền lợi về BHTG (thông qua hoạt động đối chiếu trực tiếp khách hàng gửi và vay tiền tại QTDND khi kiểm tra QTDND theo chỉ đạo của NHNN Việt Nam).
+ Xây dựng lộ trình, kế hoạch dài hạn về tuyên truyền chính sách BHTG tại địa bàn; mở rộng quy mô và đối tượng tuyên truyền đến các cấp như: Do sản phẩm của công tác thông tin tuyên truyền khó cân, đo, đong, đếm trong thời gian nhất định nên quá trình tổ chức thực hiện cần xây dựng dài hạn, thường xuyên, rộng khắp và có kế hoạch tuyên truyền từ địa bàn cơ sở (xóm/ tổ/t hôn, xã/ phường) nơi QTDND hoạt động ; tranh thủ sự phối hợp, hỗ trợ của đến quận/ huyện, tỉnh/ thành phố để theo dõi, ngoài ra cần mở rộng nhóm có cơ cấu tổ chức từ trên xuống như các các tổ chức chính trị - xã hội, hội đoàn nghề nghiệp, cấp ủy, chính quyền tại đia phương để tuyên truyền đến đúng và trúng đối tượng mục tiêu; đồng thời từ đó xây dựng cơ chế tiếp thu, lắng nghe, phản hồi ý kiến từ công chúng đối với chính sách BHTG.
Tổ chức tập huấn về kỹ năng, phương pháp tuyên truyền chính sách pháp luật về BHTG cho cán bộ nhân viên, thành viên của QTDND. Kịp thời biểu dương, nhân rộng điển hình, khen thưởng đối với cá nhân, tập thể có nhiều đóng góp trong công tác tuyên truyền chính sách BHTG. Đồng thời tổng kết, đánh giá và rà soát những cá nhân, đơn vị triển khai chính sách BHTG không hiệu quả gây ảnh hưởng đến công tác thông tin tuyên truyền để điều chỉnh kịp thời.
+ Tranh thủ sự quan tâm, giúp đỡ và ủng hộ từ các đơn vị liên quan, đặc biệt là NHNN chi nhánh các tỉnh trên địa bàn, cấp ủy chính quyền địa phương nơi QTDND hoạt động để tuyên truyền đến đúng đối tượng, gần gũi với người gửi tiền tại QTDND.
+ Thông qua hoạt động tuyên truyền thiết nghĩ cần xây dựng cơ chế tiếp thu, lắng nghe, phản hồi, đánh giá sự quan tâm… của QTDND và người gửi tiền đối với chính sách BHTG.
Với nhiều nội dung, hình thức và cách thức tổ chức thực hiện linh hoạt, sáng tạo, công tác tuyên truyền chính sách pháp luật về BHTG sẽ góp phần quan trọng để “Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng” trên địa bàn khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.