Con số này thấp hơn nhiều so với mức nợ công 115,1 tỷ bảng (khoảng 179 tỷ USD) trong tài khóa trước và tương đương với mục tiêu 107,8 tỷ bảng do Cơ quan giám sát độc lập về ngân sách của Chính phủ Anh (OBR) đề ra.
Như vậy, cho đến thời điểm này, tổng mức nợ công của Đảo quốc Sương mù là hơn 1.268 tỷ bảng, tương đương 75,8% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này.
Theo phóng viên TTXVN tại London, mặc dù nợ công trong tài khóa 2013-2014 giảm so với tài khóa trước, nhưng các chuyên gia cho rằng con số này vẫn còn cao so với nhiều nước khác, đòi hỏi Chính phủ Anh phải tiếp tục thực hiện các chính sách "thắt lưng buộc bụng" để giảm thâm hụt ngân sách.
Theo đánh giá mới nhất của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), nợ công của Anh hiện chiếm khoảng 5,8% Tổng thu nhập quốc dân (GNI), cao hơn nhiều so với mức trung bình 4,8% của các nền kinh tế phát triển và 3% của các nền kinh tế Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Chính phủ liên minh đặt ra mục tiêu xóa bỏ thâm hụt ngân sách trong tài khóa 2017-2018.
Tuy nhiên, ông David Kern, Trưởng nhóm chuyên gia kinh tế thuộc Liên đoàn các phòng thương mại Anh (BCC), cho rằng đây là một nhiệm vụ khó khăn trong bối cảnh sản lượng dầu mỏ của nước này liên tục giảm sút kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, trong khi ngành tài chính còn nhiều yếu kém.
Theo ông Kern, những thay đổi về cơ cấu này đã làm giảm nguồn thu từ thuế và mức chi tiêu công trong tương lai sẽ đóng vai trò quyết định đến việc hoàn thành mục tiêu của chính phủ.
Chuyên gia này cũng nhấn mạnh rằng, mặc dù tiến trình có thể diễn ra chậm, nhưng giảm nợ công là hết sức cần thiết vì động thái này sẽ giúp các doanh nghiệp dẫn dắt sự phục hồi của nền kinh tế và tạo ra nhiều việc làm hơn cho người lao động.
Các tin khác
Tổng quan về Tổng công ty BHTG Đài Loan
Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) Đài Loan (CDIC, Trung Quốc) là một trong những mô hình tổ chức BHTG tiến bộ điển hình ở Châu Á. Được thành lập năm 1985 trên một nền tảng pháp lý vững chắc là Luật BHTG, CDIC là thành viên không thể thiếu của mạng an toàn tài chính quốc gia Đài Loan.
Quỹ bảo hiểm tiền gửi Ethiopia chính thức hoạt động
Ngân hàng Trung ương Ethiopia (NBE) chính thức thành lập Quỹ bảo hiểm tiền gửi Ethiopia (EDIF) từ tháng 11/2023 với tư cách là một thành viên của Mạng an toàn tài chính, bảo vệ cho cho người gửi tiền của các ngân hàng và tổ chức tài chính vi mô, phòng ngừa việc rút tiền hàng loạt.
Campuchia: Nghiên cứu thành lập bảo hiểm tiền gửi cho hệ thống tài chính quốc gia
Ngày 31/10/2023, tại Kampong Thom, trong sự kiện “Ngày Tiết kiệm Asian”, Ngân hàng Trung ương Campuchia (NBC) đã giới thiệu về bảo hiểm tiền gửi và vai trò đối với hệ thống tài chính quốc gia nhằm nâng cao niềm tin công chúng và thúc đẩy tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Khmer Riel.
Uganda: Quỹ bảo hiểm tiền gửi tăng gấp 3 lần
Chính phủ Uganda vừa công bố tăng Quỹ bảo hiểm tiền gửi (DPF) từ 400 tỷ Shs (tương đương 117 triệu đô la Mỹ) lên 1,3 nghìn tỷ Shs (tương đương 345 triệu đô la Mỹ).
PIDM tổ chức Hội nghị chuyên đề xử lý đổ vỡ quốc gia lần thứ nhất
Vừa qua, tại thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia, Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi (BHTG)...