Azerbaijan: Xem xét áp dụng mô hình tính phí bảo hiểm tiền gửi mới
Azerbaijan đang xem xét việc áp dụng mô hình CAMELS (hệ thống xếp hạng được nghiên cứu và ra đời ở Mỹ nhằm phân loại chất lượng các ngân hàng) để tính phí BHTG theo mức độ rủi ro. Theo mô hình này, các cơ quan giám sát sẽ tính điểm xếp hạng cho mỗi ngân hàng theo một thang điểm, trong đó số điểm xếp hạng 1 được xem là tốt nhất, và mức xếp hạng 5 là tệ nhất đối với mỗi yếu tố đánh giá. Các ngân hàng nhận được số điểm trung bình ít hơn 2 được coi là có chất lượng tốt, nhiều hơn 3 được xếp vào loại có chất lượng không tốt.
Việc lên kế hoạch áp dụng mô hình này là đề xuất nằm trong khuôn khổ cải thiện hệ thống BHTG thuộc một báo cáo theo dõi việc thực hiện các giải pháp trong Lộ trình chiến lược phát triển ngành dịch vụ tài chính.
Mô hình đề xuất đã được gửi tới các chuyên gia phân tích trong khuôn khổ giai đoạn hai của dự án “Hiện đại hóa khu vực tài chính của Azerbaijan” do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Theo trích dẫn từ báo cáo, các chuyên gia đã đánh giá tích cực việc áp dụng mô hình CAMELS vào tính phí BHTG và đã góp một số ý kiến để thúc đẩy việc áp dụng.
Ngân hàng Thế giới với sự hỗ trợ của Chính phủ Thụy Sỹ đã khởi động giai đoạn 2 của dự án “Hiện đại hóa khu vực tài chính của Azerbaijan” vào tháng 2/2017. Mục tiêu chính của dự án là cải thiện môi trường pháp lý và quy định của khu vực tài chính phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, xây dựng thể chế Cơ quan giám sát thị trường tài chính (FMSB), cũng như những thay đổi trong hoạt động của Quỹ BHTG Azerbaijan (ADIF). Dự án này được kỳ vọng sẽ giúp ổn định khu vực tài chính, tăng cường hệ thống BHTG và củng cố bảo vệ người tiêu dùng dịch vụ tài chính, cũng như tái cơ cấu các khoản vay xấu.
Báo cáo này cũng cho biết việc rà soát chỉnh sửa Luật BHTG đã được khởi động và các đề xuất chỉnh sửa sẽ được đem ra thảo luận tại kỳ họp mùa thu của Quốc hội Azerbaijan.
Malaysia: PIDM cảnh báo công chúng về việc lừa đảo bảo vệ người gửi tiền
Tổng Công ty BHTG Malaysia (PIDM) cảnh báo công chúng thận trọng đối với những người yêu cầu họ phải thanh toán tiền để bảo vệ tiền gửi tại các ngân hàng.Động thái này liên quan đến các sự cố gần đây khi một số người bị các đối tượng mạo danh các tổ chức khác nhau yêu cầu thanh toán tiền để được PIDM bảo hiểm tiền gửi.
Tổng Giám đốc PIDM nêu rõ, PIDM tự động bảo hiểm cho người gửi tiền ngân hàng. Quỹ BHTG được thu từ các khoản phí và các khoản thu khác từ các tổ chức tham gia BHTG và không nhận tiền từ quỹ của chính phủ để hoạt động.Công chúng hãy liên lạc trực tiếp với PIDM qua điện thoại và email để được hỗ trợ trực tiếp, đồng thời không tiết lộ thông tin tài chính cá nhân, đặc biệt là tài khoản ngân hàng hoặc các chi tiết thẻ tín dụng cho các bên thứ ba.
Philippines: PDIC tiếp tục tăng cường Quỹ bảo hiểm tiền gửi
Tổng Công ty BHTG Philippines (PDIC) tiếp tục tăng cường vốn và nguồn quỹ chính phục vụ cho quá trình chi trả BHTG để duy trì niềm tin của người gửi tiền. Trong báo cáo gần đây nhất, PDIC thông báo Quỹ BHTG đạt mức tăng trưởng 15,3%, từ 112.71 tỷ peso năm 2015 (tương đương khoảng 2,2 tỷ USD) lên tới 129,96 tỷ peso năm 2016 (tương đương khoảng 2,5 tỷ USD), mức tăng cao nhất từ trước đến.
Mức tăng trưởng của Quỹ cho thấy khả năng tốt hơn của PDIC nhằm bảo vệ người gửi tiền và đóng góp vào sự ổn định của hệ thống tài chính. PDIC cho biết, quỹ BHTG năm 2016 tương đương 5,8% tổng số dư tiền gửi được bảo hiểm ước tính, cao hơn mục tiêu cả năm 2016 là 5,5% và tỉ lệ 5,6% của năm 2015.
Với tỉ lệ quỹ hiện tại, Quỹ BHTG có thể đủ nguồn lực chi trả trong các điều kiện bình thường và xử lý ngân hàng theo tình hình hệ thống ngân hàng tại thời điểm cuối năm 2016.
Năm 2017, PDIC xác định tỉ lệ mục tiêu của Quỹ BHTG so với số dư tiền gửi được bảo hiểm ước tính từ 5,5% đến 8%.
PDIC có thể tăng cường Quỹ BHTG thông qua việc quản lý đầu tư. Để an toàn, PIDM đầu tư hầu hết vốn ở thị trường trong nước, giảm thiểu rủi ro thị trường nước ngoài.
Được biết, hạn mức BHTGtại Philippines là 500.000 peso (tương đương khoảng gần 10.000 USD)đối với một người gửi tiền tại một ngân hàng. Để có đủ năng lực chi trả khi có yêu cầu, cơ quan BHTG đã xây dựng Quỹ BHTG chủ yếu thông qua việc thu phí các ngân hàng thành viên tham gia BHTG theo tỉ lệ đồng hạng 0,02% tổng số dư tiền gửi.
Tính từ những năm 1960 đến nay, PDIC đã chi trả bảo hiểm tiền gửi cho 2,5 triệu người gửi tiền với tổng số tiền 66,5 tỷ peso(tương đương khoảng 1,3 tỷ USD).
Bosnia và Herzgovina: EBRD xem xét gia hạn khoản tín dụng dự phòng 50 triệu euro cho DIA
Ngân hàng Tái thiết và phát triển Châu Âu (EBRD) cho biết, họ đang xem xét gia hạn cho khoản tín dụng dự phòng 50 triệu euro (58,6 triệu USD) cho cơ quan BHTG Bosnia và Herzgovina (DIA).
Đây là một khoản tín dụng dự phòng tài chính của EBRD được thiết kế để cung cấp ngay các khoản tiền cho DIA khi được yêu cầu, giúp DIA thực hiện nhiệm vụ chi trả cho người gửi tiền.
Đề xuất tài chính cho DIA này nhằm tăng cường tính thanh khoản của quỹ BHTG và cũng sẽ hỗ trợ các cải cách được thực hiện trong hệ thống BHTG của nước này theo khung pháp lý mới liên quan đến xử lý ngân hàng,
|
Nigeria: NDIC cảnh báo về rủi ro giao dịch bằng tiền ảo Bitcoin và các loại tiền tệ kỹ thuật số khác
Tổng Công ty BHTG Nigeria (NDIC) cho biết, những người dân Nigeria đang sử dụng Bitcoins và các loại tiền tệ kỹ thuật số khác làm phương tiện thanh toán, giao dịch thương mại và đầu tư trực tuyến có thể gặp phải những rủi ro do các loại tiền tệ đó không được NDIC bảo hiểm.
Giám đốc điều hành của NDIC cho biết, cả NDIC và Ngân hàng Trung ươngNigeria (CBN) đều không công nhận các loại tiền tệ kỹ thuật số này và chúng chỉ được chấp nhận như là một hình thức thanh toán chuyển nhượng. Các loại tiền tệ được phát hành bởi các nhà phát triển tư nhân không nhất thiết phải gắn với một loại tiền pháp định (fiat money), và các loại tiền tệ kỹ thuật số phổ biến như Bitcoin, Ethereum, Ripple, Litecoin và Etherium không được ban hành hoặc quản lý bởi bất kỳ cơ quan có thẩm quyền nào ở Nigeria.
Giám đốc điều hành NDIC khẳng định lại sự hợp tác của NDIC với CBN trong việc theo dõi hoạt động kinh doanh các loại tiền tệ kỹ thuật số và các loại tiền ảo đang diễn ra và nghiên cứu các hệ lụy cho hệ thống tài chính cũng như thiết kế những chính sách bảo vệ nền kinh tế khỏi những tác động tiêu cực mà phát minh tiền ảo có thể mang lại.