Theo bà Lana Soelistianingsih , cơ chế áp dụng tín dụng trong cho vay P2P tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Đặc biệt, không có cơ sở dữ liệu về khách hàng thuộc diện “danh sách đen” được tích hợp giống như trong ngành ngân hàng. Để được chấp thuận khoản vay, người xin vay vốn chỉ cần xuất trình các văn bản hợp pháp như chứng minh thư nhân dân và giấy chứng nhận quyền sở hữu xe.
"Nếu bạn xin một khoản vay tại ngân hàng hoặc cầm đồ, họ sẽ giữ hồ sơ tài liệu của bạn, nhưng đối với P2P, chúng tôi không biết liệu cùng một tài liệu được quét có đang được sử dụng để vay các khoản vay khác" - bà Lana nhấn mạnh.
Hơn nữa, việc các khoản cho vay P2P với mức lãi suất hàng năm lên tới 18,5% cho các nhà đầu tư cùng những lời mời chào mạnh mẽ như vậy có thể làm gia tăng nguy cơ thất bại trong kinh doanh.
Bà Lana cho biết, Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi Indonesia không bảo hiểm cho các khoản tiền gửi trong hình thức cho vay P2P và bên cạnh các rủi ro, dữ liệu cho vay P2P không được Cơ quan Dịch vụ Tài chính (OJK) bảo vệ.
"Đây là một hình thức kinh doanh rủi ro và thật không may, có vẻ mọi người lại ưa chuộng các hoạt động nguy hiểm. Chắc chắn OJK phải sớm đưa vào giám sát các khoản cho vay này " - bà Lana khẳng định.