Chuyển đổi số trong ngành ngân hàng và trong hoạt động bảo hiểm tiền gửi
Ngày 11/5/2021, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ký Quyết định số 810/QĐ-NHNN ban hành “Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.Với kế hoạch này, ngànhNgân hàng phải nhanh chóng xây dựng, thực thi chuyển đổi số bằng cách đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới, chuyển đổi mô hình kinh doanh theo hướng tinh gọn, linh hoạt, tạo dựng văn hóa của tổ chức thích ứng với sự thay đổi và đổi mới sáng tạo không ngừng, phát triển sản phẩm, cung ứng dịch vụ theo hướng lấy khách hàng làm trọng tâm, tái trang bị kỹ năng số, xây dựng văn hóa số cho lực lượng lao động, thu hút, giữ chân các tài năng số bằng môi trường làm việc năng động, chính sách đãi ngộ cạnh tranh.
Đối với hệ thống ngân hàng, có ưu thế hơn trongtiếp cận sâu rộng với công nghệ nên việc triển khai, xây dựng chiến lược chuyển đổi số có nhiều thuận lợi hơn. Các ngân hàng đang từng bước ứng dụng các công nghệ mới như:định danh khách hàng điện tử (eKYC),trí tuệ nhân tạo (Artificial intelligence - AI), học máy (Machine Learning - ML), công nghệ chuỗi (Blockhain),dữ liệu lớn (Big Data)…vào hoạt động của mình. Qua đó, việc đánh giá, phân loại khách hàng được thực hiện nhanh và linh hoạt, quy trình thủ tục được đơn giản hóa, rút ngắn thời gian giao dịch với khách hàng. Ví dụ, tại thời điểm hiện nay, nhiều ngân hàng đã cho phép khách hàng mở tài khoản hoàn toàn trực tuyến trên ứng dụng điện thoại di động, thay vì phải đến trực tiếp tại ngân hàng để giao dịch như trước đây.
Đối với hệ thốngquỹ tín dụng nhân dân (QTDND) có quy mô nhỏ hơn so với các loại hình tổ chức tín dụng khác, sản phẩm dịch vụ tài chính – ngân hàng phục vụ thành viên còn đơn điệu; do đó, việc ứng dụng chuyển đổi số là một thách thức nhưng cũng là yếu tố quan trọng giúp các QTDND tăng cường khả năng cạnh tranh trên địa bàn hoạt động, thu hút thêm khách hàng. Xác định được điều đó, thời gian qua, hệ thống QTDND đã trang bị hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin (CNTT) đáp ứng cơ bản các yêu cầu hoạt động. Trình độ về tin học và chuyên môn của cán bộ, nhân viên của QTDND trong những năm gần đây đã được chú trọng từ công tác tuyển dụng và đào tạo. Các QTDND đã áp dụng giải pháp phần mềm vào hoạt động, được đánh giá là dễ dàng sử dụng, phù hợp với hệ thống QTDND, góp phần hỗ trợ hiệu quả cho công tác quản trị, điều hành, nâng cao chất lượng hoạt động và hình ảnh của QTDND. Nhờ có hệ thốngCNTT mà các QTDND đang từng bước phát triển mạnh mẽ, đúng hướng.
Là một trong các đơn vị thuộc ngànhngân hàng, nhận thức được rõ tầm quan trọng và chiến lược của chuyển đổi số, BHTGVN đã và đang tiếp tục nghiên cứu triển khai. Đầu tiên phải kể tới là việc triển khai, xây dựng và hoàn thành dự án hệ thống thông tin quản lý và hiện đại hóa ngân hàng (dự án FSMIMS)hợp phần BHTGVN.Đối với hợp phần này của BHTGVN, dự án FSMIMS đã nâng cao hiệu quả thực hiện vai trò quan trọng của BHTGVN trong việc bảo vệ người gửi tiền với kết quả: (i) Tăng cường chia sẻ thông tin, nâng cao hiệu quả sử dụng thông tin trong nội bộ BHTGVN, giữa BHTGVN và NHNN để đảm bảo an toàn và vững mạnh cho hệ thống ngân hàng; (ii) Hỗ trợ BHTGVN trong việc tái cấu trúc lại quy trình nghiệp vụ tuân theo các nguyên tắc, tiêu chuẩn quốc tế và phù hợp với quy định của pháp luật. Hệ thống cơ sở dữ liệu chung được thiết lập trong toàn hệ thống bảo hiểm tiền gửi. Các ứng dụng phần mềm hiện đại về nghiệp vụ bảo hiểm tiền gửi được đưa vào sử dụng; (iii) Hỗ trợ BHTGVN trong thiết kế, mua sắm và xây dựng kiến trúc công nghệ hiện đại nhằm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nghiệp vụ; (iv) Tăng cường năng lực quản trị nội bộ của BHTGVN để đáp ứng sự phát triển của hệ thống ngân hàng trong nước và tuân thủ theo các tiêu chuẩn quốc tế.Bên cạnh đó, một số hoạt động nghiệp vụ của BHTGVN vẫn không ngừng đổi mới, áp dụng CNTT nhằm nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số như công tác tính và thu phí BHTG, công tác đào tạo, giám sát, thông tin tuyên truyền…. Hoạt động thông tin truyền thông không ngừng mở rộng các kênh thông tin và cải tiến các sản phẩm tuyên truyền nhằm phổ biển chính sách bảo hiểm tiền gửi đến các đối tượng, địa bàn, đặc biệt là công chúng ở nông thôn, vùng sâu vùng xa. Công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực theo hình thức tự đào tạo và đào tạo trực tuyến (E-learning): tổ chức học, thi và báo cáo đánh giá kết quả khóa đào tạo bằng hình thức trực tuyến, sử dụng QR code truy cập tài liệu khóa học, sử dụng các ứng dụng giảng dạy trực tuyến... Công tác tính và thu phí bảo hiểm tiền gửi cũng được nghiên cứu nâng cao hiệu quả, việc tích hợp phần mềm ICM – RL, cải thiện tích hợp phần mềm RL – ERP và cải thiện hiệu năng phần mềm thu phí đã được Hội đồng sáng kiến BHTGVN thông qua. BHTGVN đang ngày càng chuyển mình và thể hiện rõ vai trò, vị thế trong hệ thống bảo hiểm tiền gửi trên thế giới nói chung và ngành ngân hàng Việt Nam nói riêng.
Cơ hội và thách thức trong công tác chuyển đổi số nhằm thay đổi nhận thức của người gửi tiền về BHTG
Bắt kịp với xu thế chuyển đổi số mà NHNN đặt ra, đây vừa là cơ hội vừa là thách thức với Ban Lãnh đạo BHTGVN nói chung và cán bộ BHTGVN nói riêng.Việc áp dụng các công nghệ mới như eKYC, AI,Blockchain, Big Data… đòi hỏi nguồn lực đầu tư lớn và nguồn nhân lực trình độ cao. Sự phát triển của công nghệ số - bên cạnh mặt tích cực - cũng kéo theo sự gia tăng những lỗ hổng bảo mật dễ bị tội phạm công nghệ cao, tin tặc - hackers lợi dụng.Việc kiểm tra, giám sát từ xa cần phải đầu tư hơn nữa về hạ tầng, các cơ chế bảo mật cao, cơ chế ngăn ngừa nhiều tầng để ngăn chặn các cuộc tấn công, đồng thời áp dụng những cách thức phòng thủ mới. Ngoài ra, một số vấn đề về pháp lý và tiêu chuẩn kỹ thuật cũng là những thách thức cần phải giải quyết như: Sự đồng bộ và phù hợp của các quy định pháp lý hiện hành liên quan đến giao dịch điện tử, chữ ký, chứng từ điện tử; việc chia sẻ dữ liệu và bảo mật thông tin, quy trình nghiệp vụ,... với thực tiễn ứng dụng công nghệ số trong hoạt động ngân hàng; sự đồng bộ và chuẩn hóa hạ tầng kỹ thuật nhằm tạo thuận lợi cho kết nối liên thông, tích hợp liền mạch giữa ngành ngân hàng với các ngành, lĩnh vực khác để hình thành hệ sinh thái số, cung ứng dịch vụ đa tiện ích cho người gửi tiền.
Trên thực tế, gần đây, BHTGVN tham dự khóa đào tạo về Chuyển đổi số trong lĩnh vực Ngân hàng do NHNN và dự án GIZ/Đức tổ chức, đào tạo cán bộ tiếp thu kiến thức về hệ thống thanh toán số và tiền kỹ thuật số, đổi mới số trong các hoạt động cho vay, ngân hàng mở và hệ sinh thái ngân hàng trong kỷ nguyên số, an ninh mạng và giám sát ngân hàng trong bối cảnh số hóa. Để bắt kịp xu hướng chuyển đổi số,BHTGVN cần tiếp tục đổi mới nhiều hơn nữa về hoạt động nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu và bối cảnh về công nghệ số; Triển khai các kênh truyền thông gần với người dân/người gửi tiền hơn, ví dụ bằng việc có thể mở thêm hotline vàhệ thống hộp thư trả lời tự động (Chatbot) bằng Trí tuệ nhân tạo (AI) hoặc Big Data;Sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền và phổ biến (như Youtube, Facebook…);Xây dựng cổng thông tin hoặc ứng dụng riêng trên điện thoại thông minh dành cho cán bộ BHTGVN;Lồng ghép thông tin về BHTGVNtrên các ứng dụng ngân hàng khác trong hệ thống ngân hàng tham gia BHTG(trong mục liên quan đến chính sách về người gửi tiền); Tổ chức các cuộc thi dưới dạng gameshowtrực tuyến về chính sách BHTG, đối tượng tham gia dự thi có thể là những người trẻ, học sinh sinh viên trên cả nước. Một số khóa đào tạo cơ bản trong tương lai, thay vì tổ chức dưới hình thứctập trung thì có thể thay đổi bằng việc soạn giáo án bài giảng điện tử, cấp tài khoản riêng nhưng giới hạn thời gian học, để học viên có thể chủ động nghiên cứu. Mục đích của những đổi mới này nhằm xây dựng hệ sinh thái dành riêng cho BHTGVN, tuy nhiên trong tương lai cần mở rộng thành mô hình chung cho cả hệ thống BHTG trên thế giới.Cuối cùng,các chính sách này cần hướng tới tạo môi trường thúc đẩy sự phát triển của ngân hàng số, trên cơ sở tạo môi trường bình đẳng cho cạnh tranh, khuyến khích đổi mới và bảo vệ người gửi tiền.
Để thực hiện thành công các chính sách này, BHTGVN cầnkiến nghị NHNN tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách, khung khổ pháp lý trong hoạt động ngân hàng thích ứng với cuộc CMCN 4.0, giao nhiệm vụ cụ thể đối với BHTGVN, tạo thuận lợi và thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, phát triển hệ thống ngân hàng nói chung và trong hoạt động BHTG nói riêng, nhưng vẫn chú trọng đảm bảo an ninh mạng và bảo vệ quyền lợi người gửi tiền.
Đồng thời, BHTGVN tiếp tục tăng cường tổ chức các khóa đào tạo, hội thảo, tọa đàm, hội nghị để đào tạo và bồi dưỡng cán bộ tiếp cận tốt hơn với các kiến thức chuyển đổi số hiện đại; triển khai các giải pháp chuyển đổi số hướng tới mục tiêu tài chính toàn diện, tăng cường công tác truyền thông tuyên truyền, giáo dục tài chính, nâng cao nhận thức, hiểu biết người gửi tiền về hoạt động bảo hiểm tiền gửi./