Tại Dự thảo Nghị định, NHNN Việt Nam (cơ quan soạn thảo) đề xuất bãi bỏ các Nghị định sau: (1) Nghị định số 14/CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ ban hành Quy định về chính sách cho hộ sản xuất vay vốn để phát triển nông - lâm - ngư - diêm nghiệp và kinh tế nông thôn; (2) Nghị định số 48/2001/NĐ-CP ngày 13/8/2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của QTDND; (3) Nghị định số 69/2005/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 48/2001/NĐ-CP ngày 13/8/2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của QTDND; (4) Nghị định số 22/2006/NĐ-CP ngày 28/2/2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện TCTD nước ngoài tại Việt Nam; (5) Nghị định số 59/2009/NĐ-CP ngày 16/7/2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại; (6) Nghị định số 05/2010/NĐ-CP ngày 18/1/2010 của Chính phủ quy định việc áp dụng Luật Phá sản đối với các TCTD.
Lý giải nguyên nhân, NHNN Việt Nam cho biết, qua kết quả rà soát của NHNN, một số nghị định do NHNN chủ trì soạn thảo hiện không được áp dụng trên thực tiễn nhưng vẫn còn hiệu lực.
Cụ thể, với Nghị định hướng dẫn Luật Các TCTD năm 1997 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2004), bao gồm 04 Nghị định: Nghị định số 48/2001/NĐ-CP ngày 13/8/2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của QTDND; Nghị định số 69/2005/NĐ-CP ngày 26/5/2005 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 48/2001/NĐ-CP ngày 13/8/2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của QTDND; Nghị định số 22/2006/NĐ-CP ngày 28/2/2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện TCTD nước ngoài tại Việt Nam; Nghị định số 59/2009/NĐ-CP ngày 16/7/2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại.
NHNN cho biết, nội dung tại các nghị định trên đã được quy định cụ thể trong Luật các TCTD 2010, hoặc giao cho Thủ tướng Chính phủ hoặc Thống đốc NHNN hướng dẫn. Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc NHNN đã hoàn thành việc ban hành các văn bản theo thẩm quyền để quy định các nội dung được giao. Do đó quy định tại những Nghị định này không còn được áp dụng.
Đối với Nghị định số 05/2010/NĐ-CP ngày 18/01/2010 của Chính phủ quy định việc áp dụng Luật Phá sản đối với các TCTD, theo NHNN Việt Nam, Luật Phá sản năm 2014 đã quy định về thủ tục phá sản TCTD tại Chương VIII. Vì vậy, các quy định tại Nghị định số 05/2010/NĐ-CP không còn được áp dụng.
Đối với Nghị định số 14/CP ngày 02/3/1993 của Chính phủ quy định về chính sách cho hộ sản xuất vay vốn để phát triển nông - lâm - ngư - diêm nghiệp và kinh tế nông thôn, NHNN Việt Nam cho biết, các văn bản là căn cứ ban hành Nghị định số14/CP đã hết hiệu lực.
Hiện nay, các nội dung của Nghị định này đã được thay thế bởi quy định tại một số văn bản của Chính phủ, bao gồm: (i) Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 về phát triển ngành nghề nông thôn; (ii) Nghị Quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo; (iii) Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 về khuyến nông; (iv) Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 về một số chính sách phát triển thuỷ sản và Nghị định số 89/2015/NĐ-CP ngày 07/10/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014; (v) Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; (vi) Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020.
"Do đó, quy định tại Nghị định số 14/CP không còn được áp dụng trên thực tiễn", NHNN cho biết.
Xuất phát từ những căn cứ trên, NHNN ề nghị, việc bãi bỏ các Nghị định trong lĩnh vực ngân hàng là cần thiết nhằm đảm bảo tính thống nhất của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tạo thuận lợi cho quá trình thực thi, áp dụng pháp luật trong ngành Ngân hàng.