Hoạt động tiết kiệm cá nhân
Trong 6 tháng đầu năm 2017, số dư tiền gửi hộ gia định tại các ngân hàng tăng thêm 696,8 tỷ rúp – tương đương 11,78 tỷ USD (2,9%) lên 24.897,1 tỷ rúp – tương đương 421,15 tỷ USD (mức giảm cùng kỳ năm 2016 là 156,6 tỷ rúp (khoảng 2,65 tỷ USD) - tương ứng giảm 0,7%). Nếu không tính đến yếu tố nâng giá đồng tiền, số dư tiền gửi tăng 3,5% trong 6 tháng đầu năm 2017. Tuy nhiên, số dư của chứng chỉ tiền gửi tiết kiệm trong kỳ báo cáo giảm 25,3 tỷ rúp – tương đương 427,9 triệu USD (5,2%) xuống còn 460 tỷ rúp (khoảng 7,78 tỷ USD). Tính đến ngày 01/7/2017, tiền gửi mở tài khoản đứng tên các doanh nhân đạt giá trị 377,8 tỷ rúp – tương đương 6,39 tỷ USD (bằng 1,5% tổng số dư tiền gửi hộ gia đình), tăng thêm 40,3 tỷ rúp – tương đương 681,27 triệu USD (12%). Trong kỳ báo cáo, tổng số dư tiền gửi được bảo hiểm tăng thêm 754 tỷ rúp (khoảng 12,75 tỷ USD ) - tương ứng mức tăng 3,1% lên mức 24.774,6 tỷ rúp (khoảng 418,89 tỷ USD).
Phân bổ tiền gửi theo quy mô
Trong 6 tháng đầu năm 2017, tiền gửi có giá trị từ 1 - 1,4 triệu rúp (tương đương 16.906 USD - 23.668 USD) có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, tăng 9,8% về giá trị và 10% về số lượng tài khoản. Tiền gửi có giá trị từ trên 1,4 triệu rúp tăng 4,4% về giá trị và 10,3% về số lượng tài khoản. Riêng tiền gửi có giá trị từ 100.000 - 700.000 rúp (tương đương 1.691 – 11.833 USD) và từ 700.000 – 1.000.000 rúp tăng tương ứng 2,3% và 2,1% về giá trị và có mức tăng giống nhau 2,6% về số lượng tài khoản; trong khi tiền gửi có giá trị nhỏ hơn 100.000 rúp giảm 5,6% về giá trị và tặng 0,9% về số lượng tài khoản.
Như vậy, tính đến hết tháng 6/2017, tiền gửi có giá trị lớn hơn 1,4 triệu rúp chiếm tỷ lệ 42,1% (tăng 0,5% từ mức 41,6% đầu năm 2017); tiền gửi có giá trị từ 1 - 1,4 triệu rúp đạt mức tỷ lệ 11,3% (tăng 0,7%); trong khi tỷ lệ của tiền gửi có giá trị từ 100.000 - 700.000 rúp và tiền gửi có giá trị từ 700.000 - 1.000.000 rúp lần lượt giảm nhẹ từ mức 29,5% xuống 29,2% và 8,9% xuống 8,8%. Tiền gửi có giá trị nhỏ hơn 100.000 rúp cũng ghi nhận mức giảm từ 9,4% xuống còn 8,6%. Tính đến ngày 01/7/2017, quy mô tiền gửi bình quân trong hệ thống ngân hàng (không tính tiền gửi có giá trị nhỏ hơn 1.000 rúp) là 166.500 rúp (khoảng 2.815 USD), tăng 5% so với đầu năm 2017.
Khả năng sinh lợi tiền gửi
Kết quả giám sát lãi suất tiền gửi tại 100 ngân hàng bán lẻ lớn cho thấy mức sinh lời tiền gửi tiếp tục giảm. Theo kết quả giám sát 6 tháng đầu năm 2017, phần lớn các ngân hàng (81 trong số 100) đã cắt giảm lãi suất. Cứ 11 ngân hàng tăng lãi suất thì có 8 ngân hàng giữ nguyên lãi suất.
Trong kỳ báo cáo, mức lãi suất bình quân (theo trọng số về số dư tiền gửi) đối với tiền gửi đồng rúp kỳ hạn 1 năm và có giá trị gửi tiền lên đến 1 triệu rúp đã giảm 0,9% xuống mức 6,5%/ năm; trong khi lãi suất (không tính theo trọng số) bình quân của tiền gửi đồng rúp kỳ hạn 1 năm và có giá trị gửi tiền đến 1 triệu rúp giảm 0,9% xuống mức 7,6%/ năm. Do lạm phát giảm, khả năng sinh lời vẫn ở mức dương. Theo ước tính của DIA, lãi suất tiền gửi (hay còn gọi là lãi suất huy động) tiếp tục ghi nhận mức giảm nhẹ là xu hướng chủ đạo trong thời gian tới.
Phân bổ tiền gửi theo loại tiền tệ và kỳ hạn
Trong 6 tháng đầu năm 2017, tiền gửi bằng ngoại tệ hiện chiếm tỷ lệ 22,5%, giảm 1,2% so với mức 23,7% đầu năm 2017. Tiền gửi có kỳ hạn dài từ hơn 1 năm trở lên chiếm 45,2%, giảm 1,3% so với mức 45,2% đầu năm 2017; trong khi tiền gửi có kỳ hạn ngắn dưới 1 năm hiện chiếm 35,7%, tăng 0,5% so với 35,2% đầu năm 2017. Tiền gửi không kỳ hạn tăng lên mức 19,1% so với 18,3% đầu năm 2017.
Tập trung tiền gửi
Thị phần về số dư tiền gửi hộ gia đình của 30 ngân hàng lớn nhất tiếp tục tăng trong 6 tháng đầu năm 2017 với mức tăng trưởng 1% và đạt tỷ lệ 86,2% - đây là xu hướng được quan sát và ghi nhận kể từ cuối năm 2013. Riêng Sberbank ghi nhận giảm 0,7% thị phần tiền gửi và hiện chỉ chiếm 45,8% số dư tiền gửi.
Trách nhiệm bảo hiểm tiền gửi của DIA
Trong 6 tháng đầu năm 2017, số tiền chi trả của DIA tăng thêm 0,2%. Nghĩa vụ chi trả tiền bảo hiểm của DIA hiện ở mức bằng 68% tổng số dư tiền gửi được bảo hiểm. Nếu ngoại trừ Sberbank, nghĩa vụ chi trả tiền bảo hiểm của DIA chỉ bằng 66,2% tổng số dư tiền gửi được bảo hiểm, tăng 0,4% so với đầu năm 2017.