Logo
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
Deposit Insurance of Vietnam
  • Giới thiệu
    • Thông điệp của Chủ tịch Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
    • Tổng quan về BHTGVN
    • Chức năng nhiệm vụ của BHTGVN
    • Cơ cấu tổ chức
      • Ban lãnh đạo qua các thời kỳ
      • Ban lãnh đạo hiện nay
      • Sơ đồ tổ chức
      • Mạng lưới BHTGVN
  • Dành cho người gửi tiền
    • Quyền lợi của người được BHTG
    • Mẫu chứng nhận tham gia BHTG
    • Danh sách tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục nhận tiền bảo hiểm
  • Dành cho tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục tham gia BHTG
    • Quyền lợi, nghĩa vụ của tổ chức tham gia BHTG
    • Hệ thống quản lý thu thập thông tin (ICM)
  • Thư viện
    • Video
    • Văn bản
      • Văn bản pháp luật về BHTG
      • Văn bản liên quan
      • Văn bản do BHTGVN ban hành
  • Thông tin báo chí
  • Ấn phẩm
    • Bản tin BHTG
    • Báo cáo thường niên
    • Ấn phẩm khác
  • Liên hệ
icon home Trang Chủ icon arrow Nghiên cứu - Trao đổi

Điều hành tỷ giá tiếp tục chủ động định hướng thị trường

Thứ 4 , 21/06/2017
Theo phân tích của các chuyên gia, quyết định nâng giá mua USD trong hai ngày 19 và 20/6 của NHNN cũng nằm trong thế chủ động định hướng thị trường, cũng như gián tiếp hạn chế việc VND lên giá, gián tiếp hỗ trợ cho xuất khẩu.

Sau động thái tăng lãi suất USD của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) vào rạng sáng 15/6 (theo giờ Việt Nam), tỷ giá USD/VND tại thị trường trong nước diễn biến khá ổn định. Tuy nhiên, trong hai ngày 19 và 20/6, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã điều chỉnh tăng tỷ giá trung tâm.

Tỷ giá trung tâm tăng nhẹ - chủ động định hướng thị trường

NHNN công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ, áp dụng cho ngày 19/6 là 22.417 đồng, tăng 7 đồng so với cuối tuần trước. Chiều ngày 19/6, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước quyết định nâng giá mua vào USD, cũng như tiếp tục áp cơ chế giá bán ra thấp hơn trần biên độ.  Cụ thể, theo biểu niêm yết của Sở Giao dịch NHNN, mức giá USD mua vào chiều 19/6 đã tăng từ 22.675 VND lên 22.725 VND, tăng 50 VND. Đây là lần thứ ba kể từ đầu năm nay, Ngân hàng Nhà nước nâng giá mua vào USD, sau hai lần trong tháng 1 và tháng 4 với bước nâng 100 VND.

Tiếp đó, ngày 20/6, NHNN công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức: 22.422, tăng 5 đồng so với phiên liền trước. Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 22.725 đồng và bán ra ở mức 23.070 đồng. Đầu giờ sáng 20/6, đa số các ngân hàng thương mại giữ tỷ giá ngoại tệ đồng đô la Mỹ tăng 5 đồng so với cuối giờ phiên liền trước lên phổ biến ở mức 22.690 đồng (mua) và 22.760 đồng (bán).

Theo các chuyên gia, quyết định nâng giá mua USD lần này của NHNN cũng nằm trong thế chủ động định hướng thị trường, cũng như gián tiếp hạn chế việc VND lên giá, gián tiếp hỗ trợ cho xuất khẩu. Mặt khác, việc nâng giá mua vào có thể gợi mở việc nối lại hoạt động mua vào ngoại tệ, tiếp tục gia tăng dự trữ ngoại hối.

Các phân tích cho thấy, tranh thủ quãng thời gian ổn định trước đó, nhà điều hành đã chủ động tăng đều tỷ giá trung tâm, ngày 19/6 ở mức 22.417 VND so với mốc 22.159 VND cuối năm 2016. Việc chủ động nâng tỷ giá trung tâm cũng nhằm giảm thiểu những cú sốc tiềm ẩn hoặc những biểu hiện căng thẳng khi có biến động. Tỷ giá trung tâm lên cao, với biên độ +/-3%, vùng biến động “cho phép” được nâng lên cao hơn. Tất nhiên, đi cùng, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước duy trì thông điệp: sẵn sàng bán ra ngoại tệ với giá thấp hơn mức trần biên độ. Đến nay, thông điệp này vẫn nguyên giá trị, dù đã thu hẹp khoảng cách giá bán với trần từ thấp hơn 50 VND còn thấp hơn 20 VND. Và như thể hiện kể từ khi ra đời, cơ chế tỷ giá trung tâm với rổ tham chiếu 8 đồng tiền cũng là cơ chế giúp “pha loãng”, giảm chấn những tác động lớn từ bên ngoài đối với tỷ giá, như quyết định FED tăng lãi suất là một ví dụ.

Theo đại diện NHNN, cung - cầu và trạng thái ngoại tệ vẫn ổn định và tốt; nguồn vốn đầu tư nước ngoài (với một phần thu hút từ tỷ giá ổn định) vào và giải ngân cao hơn cùng kỳ năm ngoái, cả ở nguồn vốn gián tiếp trên thị trường chứng khoán; và đáng chú ý, thay vì quan ngại giảm vì cơ chế lãi suất USD 0%/năm, kiều hối vẫn ổn định và có xu hướng tăng lên. Dù thế nào, tỷ giá USD/VND cũng phải dựa trên cân đối cung - cầu trên thị trường, trạng thái ngoại tệ của hệ thống.

Điểm bất lợi đối với ổn định tỷ giá là nhập siêu trong nửa đầu năm nay. Tuy nhiên, nhập siêu chủ yếu từ nhập khẩu nguyên vật liệu và thiết bị, trong khi xuất khẩu đang cho đà tăng trưởng trở lại.

Và để hỗ trợ xuất khẩu, ngoài những bước đi của tỷ giá trung tâm, nếu tỷ giá USD/VND quá ổn định, VND lên giá so với nhiều đồng tiền khác, NHNN có thể sẽ tiếp tục có bước đi chủ động. Từ đầu năm, nhà điều hành đã hai lần chủ động nâng giá mua vào USD. Ở hướng đó, có một nhiệm vụ mà nhà điều hành chính sách tiền tệ được giao: trong điều kiện phù hợp, gia tăng dự trữ ngoại hối - nguồn lực quốc gia.

Thị trường “yên ổn” sau khi FED nâng lãi suất USD

Trước đó, vào rạng sáng 15/6 (theo giờ Việt Nam), Cục dữ trữ Liên bang Mỹ (FED) công bố quyết định tăng lãi suất thêm 0,25%. Đây là lần tăng thứ ba FED quyết định tăng lãi suất trong vòng sáu tháng qua và cũng là lần ít tác động nhất đến thị trường ngoại tệ trong nước.

Cụ thể, sau thông tin này, thị trường ngoại hối trong nước sáng 15/6 vẫn ổn định, thậm chí tỷ giá còn diễn biến theo chiều đi xuống. Tỷ giá trung tâm giữa VND và USD sáng 15/6 được NHNN công bố ở mức 22.405 đồng, giảm 3 đồng so với ngày hôm trước. Tại các ngân hàng thương mại, giá đồng bạc xanh cũng hầu như không “nhúc nhích”.  Giá USD cuối giờ chiều 15/6 được các ngân hàng trong nước giảm 10 đồng so với hôm trước. Lúc 17h, Vietcombank công bố giá mua bán USD quanh 22.655 - 22.725 đồng, giảm 10 đồng so với cuối ngày hôm qua. ACB niêm yết USD bằng với Vietcombank. Trong khi đó, các ngân hàng khác như BIDV, Vietinbank... niêm yết giá USD dao động trong khoảng 22.665-22.735 đồng. Trên thị trường tự do, giá USD thậm chí còn thấp hơn, ở gần 22.705 VND; trên thị trường liên ngân hàng giá bán quanh 22.692 VND.

Bước sang ngày tiếp theo (16/6), trong khi tỷ giá trung tâm được NHNN niêm yết ở mức 22.410 đồng tăng 5 đồng so với hôm trước, thì các NH đồng loạt giảm giá mua – bán USD với mức giảm phổ biến 5-10 đồng. Cụ thể, VietinBank và Agribank đều giảm 10 đồng ở cả 2 chiều mua và bán. Thậm chí, Vietcombank giảm mạnh đến 15 đồng mỗi chiều mua – bán xuống 22.650/22.720 đồng/USD.

Diễn biến trên cũng đáng chú ý, sau khi lãi suất VND trên thị trường liên ngân hàng liên tiếp giảm mạnh trong tháng 5 và ổn định ở mức thấp từ đầu tháng 6, như lãi suất qua đêm chỉ quanh 2,1%/năm.

Với sự ổn định của tỷ giá USD/VND trong những ngày đầu tiên FED tăng lãi suất, đã có một số nhận định, hoạt động đầu cơ ngoại tệ đón quyết định tăng lãi suất của FED vừa qua, tạm thời, đã không thành công. Một mặt, đường đi và quyết định của FED đã được thị trường dự tính trước và không gây nhiều bất ngờ. Yếu tố kỳ vọng cũng đã phản ánh vào thị trường.

Giới phân tích nhận định, nhà điều hành dường như đã “ngấm” với những tác động từ bên ngoài và đã có những phương án chủ động để ứng phó. Và cơ chế tỷ giá trung tâm cùng những diễn biến từ đầu năm đến nay đã minh chứng cho điều này.

Nhìn nhận diễn biến này, ông Ngô Đăng Khoa - Trưởng phòng Kinh doanh Ngoại hối và Trái phiếu của Ngân hàng HSBC Việt Nam cho rằng sau quyết định này, đồng USD không có biến động nhiều do thị trường đã kỳ vọng việc tăng lãi suất của FED trong phiên họp.

Còn TS. Bùi Quang Tín cho rằng, phản ứng của thị trường Việt Nam phù hợp với diễn biến của chỉ số Dolar - Index. Chỉ số này gần như không thay đổi trong 6 tháng qua.

Như vậy, diễn biến thị trường ngoại hối trong nước không chỉ theo sát với thị trường thế giới mà đang cho thấy chính sách điều hành tỷ giá đang tạo hiệu ứng tốt cho thị trường.

Các tin khác

Tiền gửi dân cư tăng mức kỷ lục
Tiền gửi dân cư tăng mức kỷ lục

Theo số liệu vừa được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố, riêng trong tháng 2, tiền gửi cư dân đã tăng thêm khoảng 178.000 tỷ đồng, đây là mức tăng cao nhất từ trước đến nay. Dù mặt bằng lãi suất giảm nhẹ nhưng người dân vẫn lựa chọn gửi tiền vào ngân hàng vì an toàn và được bảo hiểm tiền gửi.

Lãi suất huy động khó giảm thêm
Lãi suất huy động khó giảm thêm

Những tháng gần đây, mặc dù mặt bằng lãi suất tiền gửi giảm nhẹ nhưng lượng tiền gửi của...

Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Các tổ chức tín dụng: Hướng đến khung pháp lý đồng bộ, tăng hiệu quả xử lý nợ xấu
Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Các tổ chức tín dụng: Hướng đến khung pháp lý đồng bộ, tăng hiệu quả xử lý nợ xấu

Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các TCTD dự kiến được báo cáo Quốc hội...

Chi nhánh BHTGVN tại TP. Đà Nẵng: Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền chính sách bảo hiểm tiền gửi
Chi nhánh BHTGVN tại TP. Đà Nẵng: Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền chính sách bảo hiểm tiền gửi

Tuyên truyền chính sách bảo hiểm tiền gửi (BHTG) là một trong những nhiệm vụ quan trọng,...

Ngân hàng Nhà nước ban hành Kế hoạch triển khai Phong trào "Bình dân học vụ số”
Ngân hàng Nhà nước ban hành Kế hoạch triển khai Phong trào "Bình dân học vụ số”

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa ban hành Quyết định số 1938/QĐ-NHNN về Kế hoạch...

TIN ĐỌC NHIỀU
  • Tiền gửi dân cư tăng mức kỷ lục
  • Nhận biết tổ chức tín dụng đã tham gia bảo hiểm tiền gửi để an tâm gửi tiền
  • Quan điểm, định hướng sửa đổi Luật Bảo hiểm tiền gửi
  • Đảng bộ Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tham dự Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị
  • Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và Học viện Ngân hàng tăng cường hợp tác toàn diện
  • Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam bảo vệ người gửi tiền như thế nào?
  • Tập trung nguồn lực triển khai sửa đổi Luật Bảo hiểm tiền gửi trong giai đoạn mới
  • Đảng bộ Chi nhánh BHTGVN khu vực Đông Bắc Bộ sinh hoạt chuyên đề kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
  • Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật về BHTG - tín hiệu tích cực cho thị trường tài chính tín dụng
  • Đẩy mạnh phòng, chống tội phạm trên không gian mạng trong lĩnh vực tài chính
Quản lý ấn phẩm
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 67 Quý I năm 2025
	Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 66 Quý IV năm 2024
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 65 Quý III năm 2024
Annual Report 2023
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 64 Quý II năm 2024
	Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 63 Quý I năm 2024
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 62 Quý IV năm 2023
Annual Report 2022
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi  số 61 Quý III năm 2023
 Bản tin Bảo hiểm tiền gửi  số 60 Quý II năm 2023
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi  số 59 Quý I năm 2023
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 58 - Quý IV năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 57 - Quý III năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 56 - Quý II năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 55 - Quý I năm 2022
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 55 Quý I năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 54 - Quý IV năm 2021
Annual Report 2021
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 53 - Quý III năm 2021
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 52 - Quý II năm 2021

Chịu trách nhiệm nội dung website: ThS. Đặng Duy Cường

©Bản quyền 2022 được bảo lưu bởi Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Lô D20 Đường Tôn Thất Thuyết, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
(84-24)3974 2886
banbientap@div.gov.vn
  • Giới thiệu
    • Thông điệp của Chủ tịch Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
    • Tổng quan về BHTGVN
    • Chức năng nhiệm vụ của BHTGVN
    • Cơ cấu tổ chức
      • Ban lãnh đạo qua các thời kỳ
      • Ban lãnh đạo hiện nay
      • Sơ đồ tổ chức
      • Mạng lưới BHTGVN
  • Dành cho người gửi tiền
    • Quyền lợi của người được BHTG
    • Mẫu chứng nhận tham gia BHTG
    • Danh sách tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục nhận tiền bảo hiểm
  • Dành cho tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục tham gia BHTG
    • Quyền lợi, nghĩa vụ của tổ chức tham gia BHTG
    • Hệ thống quản lý thu thập thông tin (ICM)
  • Thư viện
    • Video
    • Văn bản
      • Văn bản pháp luật về BHTG
      • Văn bản liên quan
      • Văn bản do BHTGVN ban hành
  • Thông tin báo chí
  • Ấn phẩm
    • Bản tin BHTG
    • Báo cáo thường niên
    • Ấn phẩm khác
  • Liên hệ