Phát biểu trong cuộc họp báo sau khi kết thúc vòng đàm phán tại Brussels (Bỉ), ông Leffler cho biết với tinh thần xây dựng và cam kết, hai bên đã đạt được những bước tiến quan trọng, xích lại gần nhau hơn về lập trường để có cái nhìn chung trong việc hình thành mối hợp tác song phương. Quan chức EU khẳng định hai bên đều nhận thức rõ ràng về cấu trúc chung liên quan đến vấn đề hợp tác, các lĩnh vực đối thoại khác nhau về chính trị và tương tác, cũng như những cam kết lớn.
Hợp tác là một trong ba trọng tâm mà cả hai bên đều nhất trí đưa ra thảo luận trong thỏa thuận song phương đầu tiên giữa Cuba và EU cùng với các vấn đề chính trị-thể chế và thương mại. Theo ông Leffler, vấn đề chính trị-thể chế, được tập trung thảo luận trong vòng đám phán đầu tiên tại La Habana hồi tháng Tư, đã không được đề cập tới trong cuộc gặp gỡ lần này. Ông cũng bác bỏ thông tin cho rằng việc hai bên chỉ thảo luận vấn đề hợp tác trong cuộc đàm phán lần này là nhằm tránh các vấn đề chính trị, vốn được coi là đề tài nhạy cảm nhất trong quá trình đám phán, đồng thời khẳng định hai bên nhất trí cần phải đạt được tiến bộ từng bước trong cả ba lĩnh vực được đưa ra.
Phái đoàn EU cũng đã đưa ra một loạt những đề xuất liên quan tới hợp tác thương mại, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư vào thị trường Cuba, cũng như các vấn đề liên quan tới phát triển nông nghiệp, nghề cá, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, du lịch, khoa học-công nghệ, năng lượng và vận tải.
Dự kiến, hai bên sẽ tiếp tục vòng đàm phán thứ ba vào tháng 12 năm nay tại La Habana để tiếp tục thảo luận các vấn đề hợp tác và thương mại, cũng như những vấn đề chính trị nhạy cảm nhất. Trong thời gian từ nay tới thời điểm đó, hai bên tiếp tục giữ liên lạc không chính thức để thúc đẩy tiến độ của thỏa thuận.
Cuba là nước duy nhất ở Mỹ Latinh chưa ký bất kỳ thỏa thuận song phương nào với EU. Tuy nhiên, hơn một nửa trong số 28 nước thành viên của EU đã ký kết các hiệp định hợp tác và biên bản ghi nhớ về trao đổi chính trị song phương riêng rẽ với Cuba trong những năm gần đây.
Các tin khác
Tổng quan về Tổng công ty BHTG Đài Loan
Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) Đài Loan (CDIC, Trung Quốc) là một trong những mô hình tổ chức BHTG tiến bộ điển hình ở Châu Á. Được thành lập năm 1985 trên một nền tảng pháp lý vững chắc là Luật BHTG, CDIC là thành viên không thể thiếu của mạng an toàn tài chính quốc gia Đài Loan.
Quỹ bảo hiểm tiền gửi Ethiopia chính thức hoạt động
Ngân hàng Trung ương Ethiopia (NBE) chính thức thành lập Quỹ bảo hiểm tiền gửi Ethiopia (EDIF) từ tháng 11/2023 với tư cách là một thành viên của Mạng an toàn tài chính, bảo vệ cho cho người gửi tiền của các ngân hàng và tổ chức tài chính vi mô, phòng ngừa việc rút tiền hàng loạt.
Campuchia: Nghiên cứu thành lập bảo hiểm tiền gửi cho hệ thống tài chính quốc gia
Ngày 31/10/2023, tại Kampong Thom, trong sự kiện “Ngày Tiết kiệm Asian”, Ngân hàng Trung ương Campuchia (NBC) đã giới thiệu về bảo hiểm tiền gửi và vai trò đối với hệ thống tài chính quốc gia nhằm nâng cao niềm tin công chúng và thúc đẩy tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Khmer Riel.
Uganda: Quỹ bảo hiểm tiền gửi tăng gấp 3 lần
Chính phủ Uganda vừa công bố tăng Quỹ bảo hiểm tiền gửi (DPF) từ 400 tỷ Shs (tương đương 117 triệu đô la Mỹ) lên 1,3 nghìn tỷ Shs (tương đương 345 triệu đô la Mỹ).
PIDM tổ chức Hội nghị chuyên đề xử lý đổ vỡ quốc gia lần thứ nhất
Vừa qua, tại thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia, Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi (BHTG)...