Đồng bạc xanh cũng tăng giá so với đồng euro sau khi có số liệu chính thức từ Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) cho biết tăng trưởng của Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) trong quý 3 chỉ còn ở mức 0,1%, thấp hơn mức tăng 0,3% trong quý 2 trước đó, trong đó tăng trưởng tại hai nền kinh tế lớn nhất khu vực là Đức và Pháp đều sụt giảm, thậm chí tại Pháp còn bất ngờ suy giảm.
Điều này làm dấy lên sự nghi ngờ về tốc độ hồi phục của khu vực vừa thoát ra khỏi cuộc suy thoái trầm trọng vừa qua. Trong khi đó, số liệu chính thức công bố ngày 14/11 tại Nhật Bản cho biết tăng trưởng GDP quý 3 của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới chỉ đạt 1,9% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức tăng 3,8% của quý 2 trước đó nhưng cao hơn mức tăng dự kiến 1,7% mà các chuyên gia đưa ra.
Những con số không mấy tích cực trên làm dấy lên những đồn đoán rằng có thể Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) và Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) sẽ đưa ra thêm những biện pháp nới lỏng tiền tệ để kích thích kinh tế tăng trưởng. Và nếu vậy thì đồng euro và đồng yen sẽ chịu sức ép lớn. Góp phần làm suy yếu đồng yen còn là những bình luận mới đây của Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Taro Aso rằng có thể chính phủ nước này sẽ can thiệp vào thị trường tiền tệ để ngăn chặn việc đầu cơ đồng yen.
Vào chiều 15/11 tại Tokyo, 1 USD đổi được 100,15 yên - mức cao nhất của đồng bạc xanh so với đồng yen kể từ ngày 11/9, tăng so với 100 yên vào lúc đóng cửa phiên hôm trước trên thị trường New York.
Đồng euro giảm xuống còn 1,3453 USD so với 1,3459 USD của phiên hôm trước, trong khi tăng nhẹ lên 134,74 yên thay vì 134,61 yên của phiên trước.
Phiên này, đồng USD tăng giảm trái chiều so với các đồng tiền châu Á. Tăng so với các tiền tệ của Singapore, Ấn Độ, Thái Lan, và giảm so với các đồng tiền của Philippines, Hàn Quốc, và Đài Loan. Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc phiên này đổi được 16,43 yên, tăng so với 16,36 yên của phiên hôm trước.
Các tin khác
Tổng quan về Tổng công ty BHTG Đài Loan
Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) Đài Loan (CDIC, Trung Quốc) là một trong những mô hình tổ chức BHTG tiến bộ điển hình ở Châu Á. Được thành lập năm 1985 trên một nền tảng pháp lý vững chắc là Luật BHTG, CDIC là thành viên không thể thiếu của mạng an toàn tài chính quốc gia Đài Loan.
Quỹ bảo hiểm tiền gửi Ethiopia chính thức hoạt động
Ngân hàng Trung ương Ethiopia (NBE) chính thức thành lập Quỹ bảo hiểm tiền gửi Ethiopia (EDIF) từ tháng 11/2023 với tư cách là một thành viên của Mạng an toàn tài chính, bảo vệ cho cho người gửi tiền của các ngân hàng và tổ chức tài chính vi mô, phòng ngừa việc rút tiền hàng loạt.
Campuchia: Nghiên cứu thành lập bảo hiểm tiền gửi cho hệ thống tài chính quốc gia
Ngày 31/10/2023, tại Kampong Thom, trong sự kiện “Ngày Tiết kiệm Asian”, Ngân hàng Trung ương Campuchia (NBC) đã giới thiệu về bảo hiểm tiền gửi và vai trò đối với hệ thống tài chính quốc gia nhằm nâng cao niềm tin công chúng và thúc đẩy tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Khmer Riel.
Uganda: Quỹ bảo hiểm tiền gửi tăng gấp 3 lần
Chính phủ Uganda vừa công bố tăng Quỹ bảo hiểm tiền gửi (DPF) từ 400 tỷ Shs (tương đương 117 triệu đô la Mỹ) lên 1,3 nghìn tỷ Shs (tương đương 345 triệu đô la Mỹ).
PIDM tổ chức Hội nghị chuyên đề xử lý đổ vỡ quốc gia lần thứ nhất
Vừa qua, tại thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia, Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi (BHTG)...