Kinh tế Việt Nam đang đối mặt nhiều thách thức
Mức dự báo này cũng khá đồng nhất với kết quả đánh giá triển vọng phát triển kinh tế Việt Nam năm 2016 và 2017 của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) hồi cuối tháng 9. Theo đó, ADB đánh giá nền kinh tế Việt Nam tiếp tục vận hành tốt với dự đoán tăng trưởng 6% trong năm 2016 và 6,3% trong năm 2017. Cả hai cơ quan này đều cho rằng tăng trưởng kinh tế của việt Nam đang bị cản trở bởi một số thách thức do tăng trưởng thương mại sụt giảm, sự giảm sút của ngành nông nghiệp trong nửa đầu năm 2016 do hạn hạn kéo dài[HAT1] cũng đang gây áp lực cho nền kinh tế Việt Nam.
Khá tương đồng với đánh giá trên của WB và ADB, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu được công bố ngày 4/10 cũng đã hạ triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2016 xuống 6,1% (so với dự báo 6,3% hồi tháng 4/2016 nhưng vẫn giữ nguyên mức tăng trưởng dự báo 6,2% cho năm 2017. Nhìn chung so với mức tăng trưởng trung bình của khu vực Đông Á - Thái Bình Dương là 5,8% năm nay, Việt Nam vẫn được đánh giá tốt hơn trung bình.
Lý giải cho nhận định triển vọng khá tích cực năm 2017, IMF cho răng, kinh tế Việt Nam có xu hướng tăng trưởng nhanh hơn trong giai đoạn 2016 – 2017nhờ những lợi ích từ việc Trung Quốc chuyển hướng tập trung vào phát triển chuỗi giá trị. Nói cách khác việc Trung Quốc chuyển hướng tập trung vào phát triển chuỗi giá trị sẽ là cơ hội phát triển cho những nền kinh tế được xem có tiềm năng trở thành nguồn cung hàng hóa tiêu dùng cho thị trường này.
Đáng lưu ý, theo báo cáo của WB, tín dụng Việt Nam đã tăng tới 18% trong tháng 8 so với cùng kỳ năm ngoái, tăng nhanh gấp 3 lần so với tốc độ tăng GDP danh nghĩa. WB khuyến nghị Việt Nam cần theo dõi sát sao vì việc tăng trưởng tín dụng nhanh chóng sẽ tăng mức huy động nợ trong nền kinh tế, trong bối cảnh quan ngại về chất lượng tài sản và nợ xấu ngày càng tăng. Một quan ngại nữa về vấn đề tăng trưởng tín dụng nhanh, theo ông Alwaleed Alatabani - chuyên gia lĩnh vực tài chính của WB tại Việt Nam, đó là phải theo dõi xem đối tượng vay của ngân hàng là khu vực nào, ngành nào, vì có thể dẫn tới bong bong tài sản. Tình trạng bong bóng tài sản có tiềm năng xảy ra trong những giai đoạn tín dụng tăng trưởng nhanh.
Đồng quan ngại về khu vực này, ADB cũng cho rằng, việc các ngân hàng tăng cường cho vay càng khiến những nỗ lực thắt chặt quy định của khu vực tài chính càng thêm cần thiết. Những nỗ lực này sẽ được hỗ trợ bởi việc áp dụng dần dần các tiêu chuẩn điều tiết khắt khe hơn – Basel II trong vòng 12-18 tháng tới.
Ngoài ra,theo WB, nợ công của Việt Nam sẽ lên tới hơn 64% GDP, vượt xa mức 117 tỷ USD vào hồi cuối năm ngoái, đây là một rủi ro của nền kinh tế. Bên cạnh đó, bình luận về những rủi ro của nền kinh tế, WB cũng khuyến nghị rằng: chậm giải quyết nợ xấu và thắt chặt tài khóa là những rủi ro đối với ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng trong tương lai.
Về vấn đề này, báo cáo của ADB cũng nhấn mạnh rằng để giảm nhẹ áp lực nợ công, Việt Nam cần củng cố chính sách tài khóa theo hướng tạo thuận lợi cho tăng trưởng, bao gồm hợp lý hóa chi thường xuyên và thắt chặt chi phí tiền lương cho khu vực công. Tỷ lệ chi hành chính trên tổng chi ngân sách nhà nước đã tăng từ mức trung bình 8% trong giai đoạn 2007-2009 lên tới 11% trong giai đoạn 2013-2016.
Nhìn chung, WB nhận định viễn cảnh kinh tế Việt Nam trong trung hạn vẫn tích cực, nhưng cần phải thực hiện tái cơ cấu, cải cách tài khoá và cải cách ngân hàng quyết liệt hơn nữa thì mới có thể khắc phục được các yếu kém vĩ mô và tăng cường tăng trưởng trong trung hạn.
[HAT1] Tài liệu tham khảo:
1.http://www.worldbank.org/vi/news/press-release/2016/10/05/vietnams-economy-shows-resilience-amidst-global-slowdown-stable-growth-outlook-for-east-asia-and-pacific-in-2016-18-says-world-bank.
2.World Bank, East Asia Pacific Economic Update, October 2016: Reducing Vulnerabilities
3.https://www.adb.org/vi/countries/viet-nam/economy