Dự thảo Luật được xây dựng nhằm thể chế hóa các chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước, Chính phủ trong quá trình tái cơ cấu các TCTD, thể hiện một hướng tiếp cận sâu hơn, cung cấp những công cụ có hiệu lực mạnh hơn cho quá trình quản lý, giám sát, kiểm soát và xử lý các TCTD yếu kém. Một trong những quan điểm cốt lõi của Dự thảo là đưa ra hành lang pháp lý với các hình thức xử lý phù hợp với cơ chế thị trường trên nguyên tắc thận trọng, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống.
Dự thảo Luật gồm 5 Điều, trong đó:
- Điều 1: Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật các TCTD;
- Điều 2: bãi bỏ điểm a khoản 2 Điều 55 Luật các TCTD;
- Điều 3: Quy định chuyển tiếp;
- Điều 4: Điều khoản thi hành;
- Điều 5: Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành.
Quy định cụ thể thẩm quyền, các phương án, biện pháp xử lý TCTD yếu kém
Nhằmhoàn thiện khuôn khổ pháp lý để xử lý căn bản và triệt các TCTD yếu kém, Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Các TCTD đã quy định các biện pháp ngăn ngừa việc phát sinh mới các TCTDđược kiểm soát đặc biệt, xử lý triệt để tình trạng sở hữu chéo, vốn ảo trong hoạt động của TCTD, tháo gỡ các các vướng mắc, bất cập của hệ thống pháp luật về xử lý TCTD được kiểm soát đặc biệt.
Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số thuật ngữ cơ bản tại Luật Các TCTD, trong đó bổ sung làm rõ thêm khái niệm về người có liên quan, theo đó trong các quy định nội bộ của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền bổ sung những trường hợp người có liên quan khác ngoài các trường hợp quy định trong Luật; làm rõ khái niệm về kiểm soát đặc biệt, các phương án xử lý TCTD được kiểm soát đặc biệt, TCTD được chỉ định, TCTD hỗ trợ…, qua đó minh định nội hàm của các cụm từ được sử dụng tại dự thảo Luật.
Một số quy định hiện hành tại Điều 29, Điều 33, Điều 50, Điều 56, Điều 75, Điều 130 Luật các TCTD về nâng cao năng lực quản trị điều hành, xử lý tình trạng sở hữu chéo, ngăn ngừa nợ xấu mới, TCTD yếu kém mới phát sinh được sửa đổi, bổ sung theo hướng quy định chặt chẽ, cụ thể hơn.
Nhằm tháo gỡ những vướng mắc, bất cập trong quá trình Ngân hàng Nhà nước kiểm soát TCTD trên thực tế thời gian vừa qua, Dự thảo sửa đổi, bổ sungMục 1 Chương VIII Luật Các TCTD về kiểm soát đặc biệt. Cụ thể, Dự thảo quy định đầy đủ các biện pháp được áp dụng, thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp xử lý TCTD được kiểm soát đặc biệt nếu cổ đông của TCTD đó không hợp tác hoặc cố tình kéo dài thời gian xử lý trách nhiệm tài chính, bổ sung cụ thể các biện pháp phục hồi, tổ chức và hoạt động kinh doanh phù hợp với đặc thù của các tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt nói chung và ngân hàng mua bắt buộc nói riêng.
Cụ thể hóa thời điểm thời điểm thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng trong trường hợp phá sản, Dự thảo sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 155 Luật Các TCTDnêu rõ mốc thời gian sau khi thẩm phán chỉ định quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
Như vậy, biện pháp NHNN mua lại bắt buộc TCTD đã bị bãi bỏ trong Dự thảo và các điều khoản có liên quan trong Luật các TCTD cũng được bãi bỏ, cụ thể là điểm a khoản 2 Điều 55.
Đối với các TCTD được kiểm soát đặc biệt đang thực hiện phương án tái cơ cấu đã được phê duyệt, Dự thảo Luật quy định được tiếp tục thực hiện việc cơ cấu lại theo các quy định của Luật này. Đối với các NHTM đã được mua lại bắt buộc trước ngày Luật sửa đổi, bổ sung Luật các TCTD có hiệu lực, NHNN xây dựng phương án, trình Chính phủ phê duyệt và thực hiện việc thoái vốn thông qua hình thức chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ cổ phần, phần vốn góp.
Một số nội dung liên quan tới bảo hiểm tiền gửi và quyền lợi của người gửi tiền
Dự thảo sửa đổi, bổ sung mục 1 Chương VIII Luật Các TCTD:TCTD trong tình trạng kiểm soát đặc biệt được vay đặc biệt của NHNN, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), Ngân hàng Hợp tác và các TCTD khác để hỗ trợ thanh khoản, để hỗ trợ phục hồi hoặc xử lý pháp nhân theo phương án phục hồi, phương án phá sản, phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt. Khoản vay này sẽ được ưu tiên hoàn trả trước tất cả các khoản nợ khác, kể cả khoản nợ có tài sản đảm bảo của TCTD. Tuy nhiên, quy định cụ thể về việc cho vay đối với TCTD được kiểm soát đặc biệt sẽ do NHNN ban hành.
Cụ thể, tại Điều 150 quy định về việc xây dựng và phê duyệt phương án phục hồi TCTD được kiểm soát đặc biệt, đối với quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt, Ban kiểm soát đặc biệt sẽ phối hợp với tổ chức BHTG, NH Hợp tác xã Việt Nam để đánh giá tính khả thi của phương án phục hồi; đối với tổ chức tín dụng là tổ chức tài chính vi mô được kiểm soát đặc biệt, việc đánh giá do Ban kiểm soát đặc biệt phối hợp với tổ chức BHTG. Điều 150a và 150b cũng nêu cụ thể các nội dung của phương án phục hồi và các biện pháp hỗ trợ áp dụng với các tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt. Theo đó, ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, công ty tài chính, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô đều được phép bán nợ xấu không có tài sản bảo đảm hoặc nợ xấu có tài sản bảo đảm mà tài sản bảo đảm đang bị kê biên, không có hồ sơ, giấy tờ hợp lệ cho tổ chức mà nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng; miễn nộp phí BHTG trong quá trình kiểm soát đặc biệt. Tuy nhiên, mỗi loại hình tổ chức tín dụng nhất định sẽ có biện pháp hỗ trợ tài chính riêng. Ngân hàng thương mại, Ngân hàng Hợp tác, công ty tài chính được vay đặc biệt từ NHNN theo phương án phục hồi đã được phê duyệt; Hạch toán dần vào chi phí đối với phần chênh lệch giữa giá bán nợ, khoản phải thu, khoản đầu tư góp vốn với giá trị ghi sổ của các khoản trên phù hợp với tình hình tài chính của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo phương án phục hồi đã được phê duyệt nhưng tối đa không quá 10 năm; e) Nhận tiền gửi hoặc vay của tổ chức tín dụng hỗ trợ với mức lãi suất ưu đãi theo phương án phục hồi đã được phê duyệt nhưng tối đa không quá thời hạn kiểm soát đặc biệt; g) Mua nợ, trái phiếu doanh nghiệp của tổ chức tín dụng hỗ trợ đang được phân loại nhóm nợ đủ tiêu chuẩn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; h) Các biện pháp khác theo phương án phục hồi đã được phê duyệt. Riêng công ty tài chính có thêm một nguồn đặc biệt từ Quỹ dự phòng nghiệp vụ của tổ chức BHTG theo phương án phục hồi đã được phê duyệt nhưng tối đa không quá thời hạn kiểm soát đặc biệt. Trong khi đó, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô đều được vay đặc biệt của tổ chức bảo hiểm tiền gửi từ Quỹ dự phòng nghiệp vụ với lãi suất ưu đãi theo phương án phục hồi đã được phê duyệt nhưng tối đa không quá thời hạn kiểm soát đặc biệt. Tổ chức tài chính vi mô có thêm nguồn vay khác là từ NHNN, Quỹ tín dụng nhân dân được vay đặc biệt của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam với lãi suất đặc biệt.
Với các khoản vay của TCTD được kiểm soát đặc biệt, tổ chức bảo hiểm tiền gửi được hạch toán giảm Quỹ dự phòng nghiệp vụ để xử lý số tiền cho vay đặc biệt không thu hồi được.
Trường hợp TCTD được kiểm soát đặc biệt không hoàn thành việc xây dựng phương án theo quy định tại khoản 1, khoản 3 và khoản 5 Điều này hoặc phương án không được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại khoản 6 Điều này thì Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định áp dụng phương án xử lý pháp nhân.Dự thảo quy định về các phương án xử lý pháp nhân đối với tổ chức tín dụng bị kiểm soát đặc biệt, gồm: a) Sáp nhập; b) Hợp nhất; c) Chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp; d) Giải thể; đ) Phá sản.
Về biện pháp hỗ trợ đối với phương án xử lý pháp nhân dưới hình thức phá sản,Dự thảo quy định, trên cơ sở đề nghị của NHNN, Chính phủ quyết định mức cho vay đặc biệt, lãi suất cho vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt để chi trả số tiền gửi của cá nhân còn lại sau khi đã được tổ chức bảo hiểm tiền gửi chi trả theo quy định và cơ chế xử lý từ ngân sách nhà nước đối với số tiền cho vay đặc biệt không thu hồi được.
Việc xây dựng một văn bản Luật sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ sở pháp luật đã có nhằm nhằm xây dựng hệ thống TCTD lành mạnh về tài chính, quản trị theo thông lệ quốc tế, tạo nền tảng cho sự phát triển an toàn, bền vững của hệ thống các TCTD là một yêu cầu cấp thiết, xuất phát từ thực tế. Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật các TCTD đã cụ thể hóa các quy định về thẩm quyền, biện pháp trong quá trình cơ cấu lại các TCTD, theo đúng nguyên tắc thị trường, đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an toàn của hệ thống. Quốc hội khóa XIV sẽ thảo luận một cách cẩn trọng về Dự thảo Luật này nhằm trong kỳ họp thứ ba và dự kiến thông qua vào kỳ họp thứ tư.