Theo đó, EU chỉ rõ mỗi quốc gia trong khối sẽ phải thiết lập một nguồn quỹ BHTG tương đương 0,8% tổng số dư tiền gửi được bảo hiểm tại các ngân hàng. Dự kiến, Quỹ này sẽ đạt mức yêu cầu trong vòng 10 năm tới, tức năm 2024. Đây cũng là nỗ lực của EU trong đổi mới hệ thống ngân hàng sau ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính năm 2008.
Từ 2010, EU yêu cầu các quốc gia thành viên phải bảo hiểm tối thiểu cho 100.000 Euro đầu tiên trong tài khoản tiết kiệm của người gửi tiền. Bên cạnh đó, quy định về thời hạn chi trả cũng đang được cân nhắc để rút ngắn lại, từ 20 ngày làm việc theo quy định hiện hành dự kiến sẽ chỉ còn 7 ngày, kể từ 1/1/2024. Tuy nhiên, các quốc gia có thể hoàn toàn chủ động trong việc áp dụng thời hạn chi trả 7 ngày làm việc này, thậm chí trước 2024.
Trong Luật BHTG mới (Einlagensicherungsgesetz), có hiệu lực thi hành từ 31/5/2016, Đức sẽ áp dụng thời hạn chi trả 7 ngày làm việc theo yêu cầu của EU, đồng thời xem xét tăng hạn mức chi trả cho một số đối tượng tiền gửi nhất định. Hạn mức chi trả cơ bản vẫn duy trì ở mức 100.000 Euro, tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, hạn mức có thể được nâng lên tới 250.000 Euro.