Trước đây, các nhà hoạt định chính sách lo ngại rằng lãi suất âm có thể khiến thị trường hoạt động không bình thường. Tuy nhiên, cho đến nay điều này chưa xảy ra. Trái phiếu có lợi suất âm có nghĩa là các nhà đầu tư phải trả nhiều hơn so với mệnh giá của một trái phiếu công với lãi suất thanh toán và họ chấp nhận chắc chắn thiệt hại nếu họ giữ trái phiếu đến hết hạn.
Hiện nay, chứng khoán đang trở nên phổ biến hơn – đây là một hiện tượng hiếm có. Theo JP Morgan, hiện trái phiếu có lãi suất âm đã tăng vọt từ 20 tỷ USD lên 2 nghìn tỷ USD trong vòng ít hơn một năm, chiếm tới 1/4 thị trường; còn nợ quốc gia có lãi suất dưới 0,1 % thì không ít hơn 35%.
Trái phiếu 5 năm của các quốc gia Châu Âu như Đan Mạch, Phần Lan, Hà Lan và Áo đều có lãi suất âm. Trên thị trường thứ cấp, trái phiếu của Pháp cũng được hưởng mức lãi suất âm kỳ hạn đến 4 năm. Tương tự, trái phiếu của Đức và Thụy Sĩ cũng được hưởng mức lãi suất âm kỳ hạn lên đến 12 năm.
Về phía doanh nghiệp, được hưởng mức lãi suất âm thường là các tập đoàn lớn hay các nhà đầu tư nổi tiếng. Những đối tượng này đang vay vốn với mức lãi suất gần 0% kỳ hạn 1-2 năm. Trái phiếu được phát hành bởi các công ty Nestlé và Shell cũng ở mức lãi suất âm.
Lãi suất cực thấp trên thị trường nợ phản ảnh nhu cầu đầu tư an toàn cũng như mối lo ngại về triển vọng phát triển kinh tế hay lạm phát. Các nhà phân tích tín dụng cho rằng chất xúc tác chính trong trường hợp của Đức là nỗ lực của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) nhằm phục hồi năng lực của nền kinh tế khu vực đồng Euro (Eurozone) thông qua nới lỏng định lượng (QE).
Cụ thể, ECB ngày 22/1 đã quyết định tung ra chương trình mua trái phiếu chính phủ quy mô lớn, trong đó sẽ bơm hàng trăm tỷ Euro (ít nhất 1,1 ngàn tỷ EUR (tương đương 1,3 ngàn tỷ USD) để thúc đẩy nền kinh tế đang hoạt động trì trệ của Eurozone và đẩy lùi tình trạng giảm phát.
Việc ECB công bố kế hoạch lớn hơn dự kiến về chương trình mua 60 tỷ EUR trái phiếu mỗi tháng dẫn tới việc lãi suất trái phiếu chính phủ Eurozone xuống thấp ở mức kỷ lục và trong một số trường hợp xuống dưới không.
Vào thứ Tư tuần trước, Đức – một điểm chuẩn cho các khoản nợ phát hành ở Châu Âu, đã bán được hơn 3 tỷ Euro trái phiếu 5 năm với lãi suất thấp kỷ lục âm 0,08%. Lợi suất trái phiếu chính phủ Đức kỳ hạn 2 năm cũng rơi xuống mức thấp kỷ lục (-0,012%). Theo một số dự đoán, lãi suất kỳ hạn 2 năm thậm chí còn có thể giảm tới mức -0.4%.
Theo ông Steven Major - Giám đốc nghiên cứu trái phiếu tại HSBC: “Theo logic, bạn có thể tự hỏi tại sao mọi người mua một cái gì đó với lãi suất âm?”; “Đây là một tình trạng khá thú vị”.
Nhưng không phải tất cả mọi người mua nợ lãi suất âm dự kiến sẽ mất tiền. Nhờ lãi suất thấp kỷ lục, một số tổ chức có thể vay tiền họ đầu tư ở mức thấp hơn, từ đó tạo ra lợi nhuận về thương mại. Những người khác mong đợi có thể bán lại trái phiếu với giá cao hơn, đặc biệt trong trường hợp hiện nay khi ECB đang nổi lên là một nguồn mua lớn trong thị trường trái phiếu chính phủ.
Bất chấp tăng trưởng kinh tế Đức cũng đang chậm lại, các khoản nợ của Đức vẫn hấp dẫn nhà đầu tư bởi các nước láng giềng và đối tác thương mại của Đức đều đang lún sâu vào suy thoái.
Hơn nữa, theo giới phân tích, các tài sản của Đức sẽ tăng giá nếu Eurozone tan vỡ. Bởi vậy, một số nhà đầu tư đang đổ xô đi mua nợ của Đức, đánh cược rằng các tài sản này sẽ tăng giá khi được chuyển đổi sang đồng nội tệ mới mạnh hơn.
Theo Zoeb Sachee - Giám đốc kinh doanh trái phiếu chính phủ tại Citigroup, “Lãi suất âm là một dấu hiệu cho thấy thị trường đang đang lo ngại về giảm phát cũng như là kết quả của các hành động của ECB trong việc cố gắng giải quyết vấn đề này” và “Điều này sẽ xảy ra trong thời gian dài”.
Các nhà phân tích tín dụng cho rằng lãi suất âm dường như sẽ tồn tại vững chắc và khái niệm về lãi suất âm hiện nay đã được thiết lập. Ông Carl Norrey - Giám đốc thị trường châu Âu tại JP Morgan đã khẳng định: “Thị trường đã bắt đầu làm quen với tình trạng mọi thứ sẽ hoạt động theo cách này. Câu hỏi đặt ra là liệu chính sách nới lỏng định lượng (QE) của ECB có thúc đẩy lạm phát và đẩy lợi suất trái phiếu lên một lần nữa hay nó sẽ tạo ra lãi suất thấp vĩnh viễn và thị trường khác thường có tiềm năng”.
Các tin khác
Tổng quan về Tổng công ty BHTG Đài Loan
Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) Đài Loan (CDIC, Trung Quốc) là một trong những mô hình tổ chức BHTG tiến bộ điển hình ở Châu Á. Được thành lập năm 1985 trên một nền tảng pháp lý vững chắc là Luật BHTG, CDIC là thành viên không thể thiếu của mạng an toàn tài chính quốc gia Đài Loan.
Quỹ bảo hiểm tiền gửi Ethiopia chính thức hoạt động
Ngân hàng Trung ương Ethiopia (NBE) chính thức thành lập Quỹ bảo hiểm tiền gửi Ethiopia (EDIF) từ tháng 11/2023 với tư cách là một thành viên của Mạng an toàn tài chính, bảo vệ cho cho người gửi tiền của các ngân hàng và tổ chức tài chính vi mô, phòng ngừa việc rút tiền hàng loạt.
Campuchia: Nghiên cứu thành lập bảo hiểm tiền gửi cho hệ thống tài chính quốc gia
Ngày 31/10/2023, tại Kampong Thom, trong sự kiện “Ngày Tiết kiệm Asian”, Ngân hàng Trung ương Campuchia (NBC) đã giới thiệu về bảo hiểm tiền gửi và vai trò đối với hệ thống tài chính quốc gia nhằm nâng cao niềm tin công chúng và thúc đẩy tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Khmer Riel.
Uganda: Quỹ bảo hiểm tiền gửi tăng gấp 3 lần
Chính phủ Uganda vừa công bố tăng Quỹ bảo hiểm tiền gửi (DPF) từ 400 tỷ Shs (tương đương 117 triệu đô la Mỹ) lên 1,3 nghìn tỷ Shs (tương đương 345 triệu đô la Mỹ).
PIDM tổ chức Hội nghị chuyên đề xử lý đổ vỡ quốc gia lần thứ nhất
Vừa qua, tại thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia, Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi (BHTG)...