Thứ nhất, hạn mức bảo hiểm tiền gửi (BHTG) cho mỗi người gửi tiền được điều chỉnh giảm xuống 1 triệu EUR (trước đó là 3 triệu EUR) kể từ ngày 01/01/2030 đối với cá nhân và 10 triệu EUR (trước đó là 30 triệu EUR) đối với các công ty.
Thứ hai, ESF dự kiến sẽ tập trung hơn vào các khoản tiền gửi ở Đức, theo đó, các khách hàng có tiền gửi tại chi nhánh nước ngoài của các ngân hàng Đức sẽ không còn được bảo vệ bởi ESF từ ngày 01/01/2023. Tuy nhiên, tiền gửi tại các chi nhánh thuộc khu vực kinh tế Châu Âu (EEA) vẫn sẽ được bảo vệ bởi cơ chế BHTG bắt buộc và những sửa đổi dự kiến cũng sẽ không ảnh hưởng đến chi nhánh nước ngoài của các ngân hàng Đức.
Thứ ba, thu hẹp phạm vi bảo hiểm của ESF đối với khu vực công, các quỹ đầu tư và công ty bảo hiểm. Cụ thể, các công ty, tổ chức thuộc khu vực công tại Đức như trường đại học công lập, công ty truyền thông có vốn nhà nước, bệnh viện công và nhà thờ Công giáo, các cơ quan có thẩm quyền địa phương sẽ không còn được bảo vệ theo cơ chế BHTG tự nguyện nữa. Bên cạnh đó, các quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm và một số tổ chức tài chính nhất định cũng bị loại trừ khỏi cơ chế bảo vệ của ESF.
Bảo hiểm tiền gửi ở Đức dựa trên 2 trụ cột là cơ chế bảo hiểm tiền gửi theo luật định và cơ chế bảo hiểm tiền gửi tự nguyện.
- Cơ chế bảo hiểm tiền gửi theo luật định bảo vệ cho tiền gửi hợp lệ lên tới 100.000 EUR/1 người gửi tiền trong trường hợp ngân hàng đổ vỡ. Cơ chế bảo hiểm tiền gửi theo luật định áp dụng đối với các ngân hàng khu vực tư nhân, và từ 1/10/2021 áp dụng cho cả các ngân hàng khu vực công – là Cơ chế bồi thường ngân hàng tư nhân Đức.
- Cơ chế bảo hiểm tiền gửi tự nguyện áp dụng cho các ngân hàng thuộc khu vực tư nhân của Đức được gọi là ESF, bao gồm các thành viên của BdB. Tất cả các thành viên của BdB đều là thành viên tự nguyện của ESP, bao gồm các tổ chức tín dụng Đức, chi nhánh tổ chức tín dụng cảu EU tại Đức và chi nhánh tổ chức ở nước thứ ba. ESF đưa ra một mức bảo vệ cao hơn, được giới hạn cho 1 người gửi tiền tối đa là 15% quỹ tự có theo luật định của 1 tổ chức.
-
[1] Cộng hòa liên bang Đức có 2 cơ chế BHTG bao gồm: Cơ chế BHTG bắt buộc và Cơ chế BHTG tự nguyện. Trong đó, cơ chế BHTG bắt buộc bảo hiểm cho các ngân hàng khu vực công và khu vực tư nhân, chi trả hạn mức BHTG tối đa 100.000 EUR cho mỗi người gửi tiền trong trường hợp ngân hàng đổ vỡ. Cơ chế bảo hiểm tiền gửi tự nguyện của các ngân hàng tư nhân do các thành viên của BdB lập nên, bao gồm các tổ chức tín dụng tại Đức, chi nhánh của các tổ chức tín dụng Châu Âu tại Đức và chi nhánh của các tổ chức thuộc nước thứ ba.