Theo đó, nếu đối với EU đây là một bước đi cần thiết để xây dựng niềm tin thì Đức lại cho rằng, việc chịu chung rủi ro này là không công bằng.
Phát biểu tại Nghị viện châu Âu hôm vừa rồi, Chủ tịch EU – ngài Jean-Claude Juncker nhấn mạnh sẽ sớm đề xuất cụ thể các bước triển khai cơ quan BHTG châu Âu/ Mô hình Tái bảo hiểm. Đây là đại diện cho trụ cột thứ 3 của Liên minh ngân hàng châu Âu – ý tưởng được xây dựng nhằm củng cố hệ thống tài chính khu vực trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu hồi năm 2008.
19 quốc gia trong khu vực đồng tiền chung châu Âu cũng đồng thuận với ý tưởng có chung một cơ quan giám sát ngân hàng và một Cơ chế xử lý thống nhất (SRM) để thanh lý các ngân hàng đổ vỡ bằng chi phí do các ngân hàng tự đóng góp. Hạn mức trả BHTG được áp dụng tương đương 100.000 Euro (khoảng 113.000 USD).
Tuy nhiên, Đức lại kịch liệt phản đối kế hoạch này, đồng thời e ngại các kẽ hở về chính trị có thể dẫn đến việc sử dụng Quỹ BHTG không đúng mục đích do Đức là một trong số ít các quốc gia khu vực Eurozone đã có sẵn mô hình BHTG và hệ thống Quỹ BHTG được trang bị hiệu quả.
Theo nguồn tin từ Hội nghị các Bộ trưởng tài chính Eurozone vừa diễn ra, trước khi có thể thống nhất một mô hình BHTG chung, cần giải quyết một số vấn đề tồn tại trong liên minh ngân hàng khu vực, cụ thể: tập trung hơn vào cơ chế SRM, đồng thời rút cơ quan giám sát ngân hàng ra khỏi Ngân hàng Trung ương Châu Âu để đảm bảo tính độc lập và tự quyết. Bên cạnh đó, nếu Hướng dẫn về xử lý và thu hồi ngân hàng của EU trở thành Luật và được áp dụng đồng nhất tại các quốc gia trong khu vực, các cổ đông ngân hàng, trái chủ và người gửi tiền sẽ cùng chia sẻ chi phí tổn thất khi xảy ra sự cố ngân hàng phá sản.
Bên cạnh các nội dung trên, Hôi nghị các Bộ trưởng tài chính cũng thảo luận về việc Quỹ xử lý duy nhất (SRF) sẽ nhận nguồn tín dụng ban đầu từ Quỹ cứu trợ Eurozone – ESM. Tuy nhiên, ý tưởng này vấp phải phản đối dữ dội từ phía Đức và Phần Lan với lý do một tổ chức như ESM chỉ nên cho các Chính phủ vay chứ không phải là SRF. Để thực hiện điều này, hiệp ước ESM sẽ phải thay đổi.
Đức cũng đề xuất việc áp dụng các quy trình về tái cơ cấu nợ Chính phủ, qua đó góp phần giúp các quốc gia đối phó linh hoạt với gánh nặng nợ công khi trở nên quá lớn.
Nhắc lại mục tiêu triển khai mô hình BHTG chung hay tái bảo hiểm cho khu vực, Đức cho rằng còn quá sớm để đưa ra bàn bạc vấn đề này. Giới chức quốc gia này nhấn mạnh, việc phản đối lại kế hoạch này sẽ chỉ dịu đi nếu mô hình này không liên quan đến nghĩa vụ đóng thuế, đồng thời nguồn lực tài chính sẽ do các ngân hàng đóng góp và các khoản chi ban đầu sau đó sẽ được thu lại.