Các hình thức BHTG
Tại Đức, có hai hình thức BHTG, bao gồm cơ chế BHTG tự nguyện và cơ chế BHTG bắt buộc.
Cơ chế BHTG tự nguyện:
Chính sách BHTG tự nguyên hoạt động trong khuôn khổ của Quỹ BHTG (DPF) trực thuộc Hiệp hội các ngân hàng Đức. DPF bảo đảm cho tiền gửi của mỗi khách hàng tại các ngân hàng thương mại tư nhân với mức hạn mức trần lên đến 20% số vốn nghĩa vụ được ngân hàng sử dụng riêng cho chi trả BHTG.
Cơ chế bảo vệ tự nguyện áp dụng cho mọi tiền gửi do các tổ chức phi ngân hàng huy động và nắm giữ (bao gồm tiền gửi của các cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức công). Tiền gửi được bảo hiểm bao gồm tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, tiền gửi theo nhu cầu and các chứng chỉ tiết kiệm ghi danh. Riêng trái phiếu vô danh và chứng chỉ tiền gửi vô danh do ngân hàng phát hành sẽ không thuộc diện được bảo hiểm. Đối với phần lớn người gửi tiền, chính sách bảo hiểm này đồng nghĩa với việc bảo hiểm toàn bộ cho tất cả các loại tiền gửi tại các ngân hàng thương mại tư nhân.
Khi có yêu cầu, DPF sẽ tư vấn cho các bên quan tâm về mức trần bảo hiểm của mỗi ngân hàng thành viên. Trường hợp một ngân hàng ngừng tham gia vào Quỹ DPF, người gửi tiền sẽ được thông báo kịp thời để họ vẫn được hưởng lợi từ cơ chế BHTG. Trên thực tế, người gửi tiền sẽ được bảo vệ cho tiền gửi đến khi hợp đồng gửi tiền đáo hạn hoặc kết thúc trước hạn.
Cơ chế BHTG bắt buộc:
Ngoài DPF, tại Đức còn tồn tại một cơ chế BHTG bắt buộc, mang tên "Entschädigungseinrichtung deutscher Banken" (còn gọi là cơ chế bồi thường của các ngân hàng Đức – EdB vốn được thành lập vào năm 1998). EdB thực hiện các nhiệm vụ của Cơ chế bồi thường theo quy định của Luật bảo đảm tiền gửi Đức dành cho các ngân hàng thương mại tư nhân, các hiệp hội xây dựng và tín dụng tư nhân. Hạn mức tối đa do EdB áp dụng là 100.000 euros/ người gửi tiền.
Chức năng chính của EdB là bồi thường cho các chủ nợ của một ngân hàng do EdB quản lý trong trường hợp ngân hàng đó không có khả năng chi trả tiền gửi.
Theo luật pháp Đức, DPF sẽ chỉ bảo hiểm tiền gửi và bảo vệ người gửi tiền nếu những loại tiền gửi này chưa được EdB bảo hiểm. |
Ông Hans-Walter Peters, Tổng giám đốc Hiệp hội các ngân hàng Đức (BdB) kiêm người phát ngôn của the Managing Partners of Private Bank Berenberg (tạm dịch là Hiệp hội các ngân hàng tư nhân) cho biết “Công cuộc cải cách Quỹ BHTG (DPF) tại Đức có hiệu lực kể từ ngày 1/10/2017 với mục tiêu chính là tăng cường năng lực tài chính của DPF. Điều này sẽ có lợi cho các khách hàng nhỏ lẻ – đối tượng sẽ tiếp tục thuộc diện được bảo vệ đầy đủ.”
Hiệu lực và phạm vi áp dụng của chính sách mới
Cơ chế bảo hiểm mới chia ra thành hai giai đoạn hiệu lực: Giai đoạn 1 áp dụng từ ngày 1/10/2017 đến 31/12/2019 và giai đoạn 2 từ ngày 1/1/2020. Riêng mức trần hạn mức có những quy định riêng về thời gian áp dụng.
Giai đoạn 1:
Chính quyền liên bang, khu vực, địa phương và các khách hàng thuộc nhóm ngân hàng (gồm các công ty đầu tư và tổ chức tài chính) sẽ không được cơ chế bảo hiểm tự nguyện của Quỹ DPF bảo vệ. Ngoài ra, các giấy nợ và các trái phiếu ghi danh cũng sẽ không thuộc diện được DPF bảo hiểm kể từ ngày 1/10/2017. Những giấy nợ và trái phiếu mua trước ngày 1/10/2017 sẽ được bảo hiểm cho đến ngày đáo hạn hoặc chấm dứt hợp đồng. Theo ông Peters, “Trong vai trò của nhà đầu tư chuyên nghiệp, thông thường họ có đủ kiến thức cần thiết để có khả năng đánh giá rủi ro.”
Tuy nhiên, cơ chế bảo hiểm mới sẽ không có gì thay đổi đối với các doanh nghiệp, các công ty bảo hiểm, các tổ chức mô hình bán Chính phủ kể cả các quỹ hưu trí ngành nghề. Ông Peters nhấn mạnh: “Những đối tượng này sẽ tiếp tục được hưởng lợi của cơ chế bảo hiểm đầy đủ mà không có bất kỳ sự ngoại trừ nào.” Hạn mức BHTG gửi tối đa/ một khách hàng tại mỗi ngân hàng sẽ vẫn ở mức 1 triệu euros. Ở nhiều ngân hàng, mức trần bảo hiểm thậm chi còn cao hơn.
Giai đoạn 2:
Kể từ ngày 01/01/2020, tiền gửi có kỳ hạn trên 18 tháng sẽ bị loại bỏ khỏi danh sách bảo hiểm tiền gửi trừ phi tiền gửi này thuộc sở hữu của các cá nhân hoặc các quỹ tư nhân. TIền gửi được huy động trước thời điểm ngày 01/01/2020 vẫn thuộc diện được bảo hiểm cho đến khi đáo hạn hoặc chấm dứt hợp đồng. Riêng trái phiếu tiết kiệm ghi danh và tiền tửi có kỳ hạn trên 18 tháng sẽ chỉ được bảo hiểm cho các khách hàng nhỏ lẻ và các quỹ tư nhân.
Đối với mức trần hạn mức bảo hiểm, thay đổi được điều chỉnh như sau:
Do cơ sở vốn của ngân hàng được yêu cầu tăng lên, mức trần hạn mức BHTG được điều chỉnh theo hướng: i) từ ngày 01/01/2020, mức trần hạn mức BHTG sẽ là 15% tổng số vốn nghĩa vụ của ngân hàng được sử dụng riêng cho mục đích BHTG. So với hiện nay, mức trần hạn mức giảm 5%; từ ngày 01/01/2025, mức trần hạn mức sẽ giảm tiếp xuống còn 8,75% số vốn nghĩa vụ mà ngân hàng dùng cho mục đích BHTG.
Như vậy, mức trần bảo hiểm cho các ngân hàng thành viên về nguyên tắc sẽ chỉ còn 250.000 euros vào cuối năm thứ ba tính từ khi tham gia Quỹ DPF.
P.H tổng hợp