ECB nhận định: Nguy cơ đối với sự ổn định tài chính khu vực đồng tiền chung châu Âu “đã tăng lên đáng kể” trong nửa cuối năm 2011. Trong báo cáo tại Frankfurt, Phó Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Vitor Constâncio cho biết: ECB đã không xem xét đến khả năng đổ vỡ của khu vực đồng tiền chung Châu Âu bởi vì tình thế như vậy là "không thể tưởng tượng được".
Vẫn theo ECB, những nguy cơ khác đối với sự ổn định tài chính khu vực đồng euro bao gồm khó khăn về vốn trong hệ thống ngân hàng, ECB sẽ tìm cách giải quyết trong tuần này bằng cách trước tiên cung cấp các khoản vay ba năm không giới hạn cho các ngân hàng. Sự gia tăng khả năng vỡ nợ của hai ngân hàng lớn châu Âu trong sáu tháng qua cho thấy rõ hơn, đẩy rủi ro hệ thống tăng cao không được giám sát kể từ khi bắt đầu vào năm 2007. Ông Constâncio cũng nhấn mạnh nguy cơ thắt chặt tín dụng đang tác động lên nền kinh tế.
Theo tài liệu ổn định tài chính mới nhất của ECB, việc thực hiện nhanh chóng các quy định tài chính và cơ chế giải cứu tài chính đã được thông qua tại hội nghị thượng đỉnh châu Âu hồi đầu tháng này sẽ giảm thiểu đáng kể nguy cơ cuộc khủng hoảng nợ lan rộng.
Tuy nhiên, có một số nguyên nhân làm cho tình trạng này trở nên căng thẳng, trong đó đáng chú ý nhất là tình hình chính trị trong nước bất ổn kéo dài ở những nước dễ bị ảnh hưởng cũng như sự thiếu tiến triển trong việc củng cố ngân sách sẽ làm suy yếu niềm tin hơn nữa trong quá trình điều chỉnh.
Những nguyên nhân khác có thể bao gồm tin xấu về lợi nhuận hoặc khả năng thanh toán của ngân hàng, hạ xếp hạng tín dụng đối với các nước khu vực đồng tiền chung châu Âu, các ngân hàng hoặc tình hình bất ổn liên quan đến các chính phủ châu Âu cố gắng buộc những người giữ trái phiếu chính phủ Hy Lạp phải chịu thiệt hại thông qua "sự tham gia của khu vực tư nhân". Ngoài ra, một nguy cơ khác là các chính trị gia khu vực châu Âu sẽ không sử dụng hiệu quả quỹ cứu trợ của Liên minh châu Âu (EU), Quỹ ổn định tài chính châu Âu.