Song song với việc cắt giảm chi tiêu công, Chính phủ Tây Ban Nha đang nỗ lực “tái hồi sinh” hoạt động ngân hàng nhằm khôi phục nguồn tín dụng cho nền kinh tế vốn đang suy thoái nặng nề.
Được biết, Chính phủ Tây Ban Nha trong tháng 3 đã sử dụng ngân sách từ DGF vào hoạt động chi trả để trấn an tâm lý người gửi tiền nhỏ, đồng thời huy động 2 tỷ eu-ro từ các ngân hàng “khoẻ mạnh” cho DGF để bồi thường đối với các nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu ưu đãi và xử lý các khoản nợ thứ cấp tại các ngân hàng chưa niêm yết do nhà nước cứu trợ.
Theo ECB, hành động trên của DGF hoàn toàn “mâu thuẫn” với nhiệm vụ cốt lõi của cơ quan này là bảo vệ quyền lợi người gửi tiền khi ngân hàng xảy ra sự cố. Bên cạnh đó, các ngân hàng cần tập trung tái thiết mức vốn dự phòng thay vào việc đóng góp thêm cho DGF.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận được vai trò quan trọng của DGF trong quá trình củng cố niềm tin của người gửi tiền, vì sau bài học từ CH Cyprus hồi tháng 3 vừa qua, Chính phủ nước này đã phải nhanh chóng trấn an công chúng bằng việc cam đoan rằng trong trường hợp xảy ra đổ vỡ ngân hàng, người gửi tiền sẽ được chi trả với hạn hạn mức lên tới 100.000 euro.