Đây là bước đi quan trọng để gây dựng lại niềm tin ở lục địa già. Kết quả của đợt kiểm tra này sẽ đặt nền móng cho đợt sát hạch ngân hàng trên phạm vi toàn châu Âu năm 2014.
Đợt sát hạch khắt khe lần này có thể cho thấy những vấn đề nghiêm trọng tại một số ngân hàng mà ECB sẽ bắt đầu nắm quyền quản lý từ năm 2014, trong bối cảnh Eurozone vẫn chưa có một cơ chế chung để tái cấp vốn những ngân hàng yếu nhất.
Kinh tế Eurozone không thể phục hồi hoàn toàn khi thiếu vắng niềm tin rằng hệ thống ngân hàng trong tình trạng "khỏe mạnh."
Alberto Gallo, phụ trách mảng nghiên cứu tín dụng vĩ mô châu Âu thuộc Royal Bank of Scotland, nhận định: Cuộc sát hạch này đặt "ưu tiên" tìm ra những phần yếu trong hệ thống, nhưng đồng thời cần bảo vệ tính toàn vẹn của hệ thống.
Trong giai đoạn đầu của quá trình hình thành liên minh ngân hàng châu Âu, ECB sẽ tiếp quản việc điều hành khoảng 130 ngân hàng từ các nước thành viên.
Mục tiêu của chương trình này là đảm bảo rằng những người nộp thuế sẽ không bao giờ còn phải trả hàng tỷ USD để cứu trợ các ngân hàng như hồi khủng hoảng tài chính năm 2008.
Những sai sót đã xuất hiện dày đặc ở hai đợt sát hạch trước, trong đó đặc biệt phải kể đến "sự kiện" các ngân hàng Ireland được cấp giấy chứng nhận "khỏe mạnh" ở thời điểm vài tháng trước khi hệ thống ngân hàng đưa nước này cận kề bờ vực phá sản.
Lần này, ECB mong muốn đưa ra ánh sáng những rủi ro được giấu trong các bảng quyết toán, trước khi bắt đầu giám sát các ngân hàng có giá trị tài sản hơn 30 tỷ euro (40 tỷ USD).
Cuộc sát hạch sẽ cho thấy ngân hàng nào đủ mạnh để chống chọi với cuộc khủng hoảng trong tương lai và ngân hàng nào cần huy động thêm vốn.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ước tính chỉ riêng các ngân hàng của Tây Ban Nha và Italy đã phải đối mặt với khoản lỗ 230 tỷ euro đối với các khoản tín dụng dành cho doanh nghiệp trong hai năm tới.
Theo một cuộc thăm dò các nhà đầu tư do Morgan Stanley thực hiện, 41% số người được hỏi cho rằng "hậu quả" của các cuộc sát hạch đó là các ngân hàng Eurozone sẽ huy động 20-50 tỷ euro.
Hôm 15/10, các Bộ trưởng Tài chính của EU đã thông qua việc trao quyền cho ECB. Tuy nhiên, thỏa thuận này vẫn lảng tránh về giai đoạn hai của liên minh ngân hàng, đó là làm thế nào để cứu hay đóng cửa các ngân hàng yếu kém.
Nhiều ngân hàng không thể tự huy động vốn và cuộc khủng hoảng ở Eurozone cho thấy ngay cả các chính phủ cũng không đủ sức cứu trợ. Điển hình là Tây Ban Nha - nền kinh tế lớn thứ tư khối - cũng phải nhờ quốc tế hỗ trợ để giải quyết các vấn đề trong hệ thống ngân hàng của mình.
Các tin khác
Tổng quan về Tổng công ty BHTG Đài Loan
Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) Đài Loan (CDIC, Trung Quốc) là một trong những mô hình tổ chức BHTG tiến bộ điển hình ở Châu Á. Được thành lập năm 1985 trên một nền tảng pháp lý vững chắc là Luật BHTG, CDIC là thành viên không thể thiếu của mạng an toàn tài chính quốc gia Đài Loan.
Quỹ bảo hiểm tiền gửi Ethiopia chính thức hoạt động
Ngân hàng Trung ương Ethiopia (NBE) chính thức thành lập Quỹ bảo hiểm tiền gửi Ethiopia (EDIF) từ tháng 11/2023 với tư cách là một thành viên của Mạng an toàn tài chính, bảo vệ cho cho người gửi tiền của các ngân hàng và tổ chức tài chính vi mô, phòng ngừa việc rút tiền hàng loạt.
Campuchia: Nghiên cứu thành lập bảo hiểm tiền gửi cho hệ thống tài chính quốc gia
Ngày 31/10/2023, tại Kampong Thom, trong sự kiện “Ngày Tiết kiệm Asian”, Ngân hàng Trung ương Campuchia (NBC) đã giới thiệu về bảo hiểm tiền gửi và vai trò đối với hệ thống tài chính quốc gia nhằm nâng cao niềm tin công chúng và thúc đẩy tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Khmer Riel.
Uganda: Quỹ bảo hiểm tiền gửi tăng gấp 3 lần
Chính phủ Uganda vừa công bố tăng Quỹ bảo hiểm tiền gửi (DPF) từ 400 tỷ Shs (tương đương 117 triệu đô la Mỹ) lên 1,3 nghìn tỷ Shs (tương đương 345 triệu đô la Mỹ).
PIDM tổ chức Hội nghị chuyên đề xử lý đổ vỡ quốc gia lần thứ nhất
Vừa qua, tại thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia, Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi (BHTG)...