EU đang cân nhắc xem người gửi tiền phải được ưu tiên thanh toán trước các chủ nợ không có bảo đảm trong quy định mới về xử lí các ngân hàng. Nếu ưu tiên thanh toán không áp dụng đối với bất kỳ người gửi tiền nào, các quỹ quốc gia sẽ xếp hàng chung với người gửi tiền không có bảo hiểm, trái chủ và các tổ chức cho vay không có bảo đảm khác để phân chia tài sản ngân hàng bị đổ vỡ và chia sẻ các khoản lỗ.
“Chúng ta cần một khuôn khổ Châu Âu về việc xử lí các tổ chức tài chính” - theo lời ông Joerg Asmussen - thành viên Hội đồng Quản trị Nhân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) trong cuộc họp của nghị viện. ECB tiến tới sẽ giám sát tất cả các ngân hàng khu vực đồng tiền chung Châu Âu. Đây là bước đi đầu tiên của Châu Âu hướng tới một liên minh ngân hàng.
Châu Âu đang nghiên cứu để đưa ra hai lựa trọn dành cho người gửi tiền được ưu tiên trước các chủ nợ trong việc chi trả khi các ngân hàng bị phá sản. Theo đó, chỉ người gửi tiền được bảo hiểm, có sự xác nhận của quỹ BHTG sẽ được ưu tiên hơn các chủ nợ khác để tránh qui định cứu trợ theo luật. Lựa chọn thứ hai cho người gửi tiền không có bảo hiểm ưu tiên hơn các trái chủ ưu tiên khác và các chủ nợ không có bảo hiểm. Theo kịch bản này, tương tự như chính sách của Mỹ, người gửi tiền không có bảo hiểm sẽ chỉ thiệt hại trong trường hợp trái phiếu ưu tiên bị hủy bỏ như trường hợp Síp.
Trong cả hai lựa chọn, quỹ quốc gia sẽ không bị một tổn thất nào và sẽ có thể bù đắp thiếu hụt ở mức 45% cho các tài khoản tham gia BHTG, còn các chủ nợ không có bảo hiểm sẽ phải đối mặt với tổn thất.
Nếu luật mới dành ưu tiên cho người gửi tiền có bảo hiểm và không có bảo hiểm, thì trái chủ và các chủ nợ không có bảo hiểm có khả năng sẽ phải đối mặt với thiệt hại khoảng 80%.