Những đề xuất của các cơ quan lãnh đạo châu Âu liên quan đến bảo hiểm tiền gửi như sau:
i, Thiết lập Cơ chế bảo hiểm tiền gửi Châu Âu (EDIS), bước đầu có thể được thiết lập như là hệ thống tái bảo hiểm ở cấp độ Châu Âu. EDIS sẽ được tài trợ thông qua phí tính trên rủi ro từ các tổ chức tài chính trong các nước thành viên và sẽ bổ sung cho cơ chế đảm bảo tiền gửi quốc gia hiện nay;
ii, Công cụ cứu trợ các ngân hàng tại EU hiện nay là Quỹ xử lý duy nhất (SRF ) sẽ được hưởng lợi từ Quỹ cứu trợ khu vực đồng tiền chung uro (ESM) cho đến năm 2024 – khi mà mức vốn mục tiêu của SRF đạt 55 tỷ uro từ nguồn phí BHTG thu từ các ngân hàng. Cụ thể, ESM sẽ cung cấp các khoản vay khẩn cấp cho SRF trong trường hợp vốn của SR được chứng minh không đủ để giải cứu cho một ngân hàng. Báo cáo cũng nêu rõ rằng các ngân hàng sẽ phải trả lại các khoản vay này.
Quỹ xử lý duy nhất (SR ) ra đời dưới Cơ chế xử lý đơn nhất (SRM), theo đó:
i, Nếu mục tiêu của các quỹ xử lý quốc gia theo Chỉ thị phục hồi và xử lý ngân hàng (BRRD) được thiết lập ở cấp quốc gia, thì SRF (theo SRM) là ở cấp độ Châu Âu;
ii, SR được thiết lập nhằm đảm bảo việc giải quyết các ngân hàng đổ vỡ một cách có trật tự;
iii, Hàng năm, các ngân hàng sẽ đóng góp một khoản phí nhất định vào SR để đạt mức vốn mục tiêu tối thiểu 1% tổng tiền gửi được bảo hiểm tại tất cả các tổ chức tín dụng trong tất cả các quốc gia thành viên tham gia;
iv, Đối với các nước thành viên tham gia liên minh ngân hàng, các quỹ xử lý quốc gia được thành lập th o BRRD sẽ thay thế bởi SR từ ngày 1/1/2016.
Giới chức Đức ngay lập tức đưa ra ý kiến phản đối kế hoạch trên, đặc biệt kế hoạch thiết lập Cơ chế bảo hiểm tiền gửi Châu Âu do lo ngại về những rủi ro vỡ nợ từ Hy Lạp và các nước có nền tài chính yếu kém khác gây ra. Thủ tướng Đức Angela Merkel từ lâu đã rất thận trọng về vấn đề tổng hợp các nguồn lực tài chính trong khu vực đồng tiền chung euro để giúp các nước gặp khó khăn, vì ngại nó sẽ khiến người đóng thuế Đức gặp rủi ro tài chính lớn hơn, nguồn tin cho hay. Trong khi đó, một số nước khác thì cho rằng việc chia sẻ rủi ro như vậy là điều cần thiết để làm cho khu vực đồng euro bền vững trong dài hạn.
Đ.T.T (Tổng hợp)
Nguồn tham khảo:
http://register.consilium.europa.eu/doc/srv?l=EN&f=ST%2011814%202014%20INIT
http://eur-lex.europa.eu/legal-content/EN/TXT/?uri=CELEX:32014L0049
http://www.systemicrisk.ac.uk/sites/default/files/media/Schoenmaker-%20jcms12124.pdf
http://ec.europa.eu/finance/bank/guarantee/index_en.htm#maincontentSec1
http://uk.reuters.com/article/2015/06/24/eurozone-reform-germany-idUKL8N0ZA4FK20150624