Trả lời phỏng vấn hôm 5/4 vừa qua, ông Rohde đồng tình với chiến lược mới của EU về giám sát ngân hàng, tiếp theo là việc đóng cửa hoặc tái cơ cấu các ngân hàng đổ vỡ. Tuy nhiên, một hệ thống BHTG chung không nằm trong kế hoạch này vì Đức và một số quốc gia đồng quan điểm quan ngại nguy cơ phải gánh thay chi phí cho các nước khác thuộc EU.
Trong 3 năm trở lại đây, cuộc khủng hoảng tài chính đã khiến 5 trong số 17 quốc gia thành viên EU phải trông cậy vào gói cứu trợ. Theo dữ liệu của Ủy ban Châu Âu (EC), tính từ năm 2008, EU đã bơm 1,7 nghìn tỷ eu-ro vào hệ thống ngân hàng vì định mệnh của các quốc gia EU phụ thuộc vào sự tồn tại của các tổ chức tài chính.
Chính vì vậy, vấn đề đặt ra là thiết lập nguồn vốn hỗ trợ cho hoạt động bảo lãnh tiền gửi. Theo ông Rohde, cần tính toán kỹ càng phí BHTG, đồng thời phản ánh xác thực mức độ rủi ro của các tổ chức tài chính, từ đó xây dựng một mô hình BHTG hiệu quả góp phần củng cố niềm tin công chúng vào hệ thống tài chính – ngân hàng.