Đây là một hành động mang tính mở đường cho quá trình cải tổ và tiến tới thành lập "liên minh ngân hàng" nhằm củng cố lại hệ thống ngân hàng và đồng tiền chung của khu vực. Tuy nhiên, các bên vẫn còn một số bất đồng chưa thể giải quyết và sẽ phải nhóm họp lại vào tuần tới.
Đức hiện là nước chủ chốt chưa hoàn toàn nhất trí với dự thảo này. Cho đến nay, nền kinh tế lớn nhất khu vực vẫn phản đối việc sử dụng nguồn tài chính chung của khối để giải cứu các ngân hàng ở những nước như Tây Ban Nha.
Đức cho biết sẽ thông qua kế hoạch trên với điều kiện chính phủ các nước trong khối phải đạt được một thỏa thuận hiệp ước mới. Ngoài ra, Đức đề xuất nếu các bên cùng chia sẻ phí tổn thì việc thực hiện sẽ tiến hành sau 10 năm tính từ khi chương trình được áp dụng vào năm 2015.
Yêu sách cuối cùng của Đức là Eurozone phải thay đổi cách thức đưa ra quyết định về việc đóng cửa ngân hàng, theo đó số lượng phiếu của mỗi nước cần phân bổ dựa trên quy mô kinh tế của nước đó.
Có thể thấy, kế hoạch xây dựng "liên minh ngân hàng" vẫn còn nhiều chia rẽ vì nó đòi hỏi các nước phải từ bỏ chủ quyền tài chính và phải sẵn sàng chi trả tiền cứu trợ cho những ngân hàng ở nước khác.
Các nhà lãnh đạo châu Âu mong muốn sẽ đạt được thỏa thuận cuối cùng vào cuối năm nay và liên minh ngân hàng có thể đi vào hoạt động từ năm 2015.
Việc đạt được một thỏa thuận giữa các bên vào hạn chót cuối năm nay được xem là cần thiết vì nó sẽ cho phép các nước giải quyết những vấn đề tiềm tàng, trước khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tiến hành đợt kiểm tra "sức khỏe" các ngân hàng vào năm tới.
Các bộ trưởng tài chính Liên minh châu Âu (EU) sẽ có cuộc họp cuối cùng trong năm 2013 vào ngày 19-20/12 tới, ngay trước thềm Hội nghị thượng đỉnh EU ngày 21-22/12.
Các tin khác
Tổng quan về Tổng công ty BHTG Đài Loan
Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) Đài Loan (CDIC, Trung Quốc) là một trong những mô hình tổ chức BHTG tiến bộ điển hình ở Châu Á. Được thành lập năm 1985 trên một nền tảng pháp lý vững chắc là Luật BHTG, CDIC là thành viên không thể thiếu của mạng an toàn tài chính quốc gia Đài Loan.
Quỹ bảo hiểm tiền gửi Ethiopia chính thức hoạt động
Ngân hàng Trung ương Ethiopia (NBE) chính thức thành lập Quỹ bảo hiểm tiền gửi Ethiopia (EDIF) từ tháng 11/2023 với tư cách là một thành viên của Mạng an toàn tài chính, bảo vệ cho cho người gửi tiền của các ngân hàng và tổ chức tài chính vi mô, phòng ngừa việc rút tiền hàng loạt.
Campuchia: Nghiên cứu thành lập bảo hiểm tiền gửi cho hệ thống tài chính quốc gia
Ngày 31/10/2023, tại Kampong Thom, trong sự kiện “Ngày Tiết kiệm Asian”, Ngân hàng Trung ương Campuchia (NBC) đã giới thiệu về bảo hiểm tiền gửi và vai trò đối với hệ thống tài chính quốc gia nhằm nâng cao niềm tin công chúng và thúc đẩy tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Khmer Riel.
Uganda: Quỹ bảo hiểm tiền gửi tăng gấp 3 lần
Chính phủ Uganda vừa công bố tăng Quỹ bảo hiểm tiền gửi (DPF) từ 400 tỷ Shs (tương đương 117 triệu đô la Mỹ) lên 1,3 nghìn tỷ Shs (tương đương 345 triệu đô la Mỹ).
PIDM tổ chức Hội nghị chuyên đề xử lý đổ vỡ quốc gia lần thứ nhất
Vừa qua, tại thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia, Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi (BHTG)...