Bản tin tiêu dùng lần này tập trung vào các chủ đề sau:
10 điểm khách hàng cần phải lưu ý, đặc biệt là tình trạng kẻ trộm giả danh nhân viên chính phủ đưa ra yêu cầu giả mạo yêu cầu thanh toán hoặc các giấy tờ giả mạo như số an sinh xã hội hoặc tài khoản ngân hàng;
Cách tự bảo vệ trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt khi khách hàng thực hiện các giao dịch tài chính với người chưa quen biết qua thư điện tử, điện thoại hoặc trên Internet;
Các nguồn lực để có thêm thông tin phòng tránh gian lận tài chính.
Bên cạnh đó, bản tin cũng giải đáp nhiều thắc mắc của khách về thế chấp mua nhà; làm thế nào để được hưởng mức lãi suất ưu đãi nhất, khả năng thương thảo với một ngân hàng và làm thế nào những người cao tuổi có thể vay tiền sau khi đã mua nhà bằng hình thức “thế chấp đối lưu"[1].Ngoài ra, bản tin FDIC Quý II/ 2017 cũng nhằm cải thiện khả năng tiếp cận của nhóm người dân Mỹ có thu nhập trung bình – thấp đối với các dịch vụ an toàn ngân hàng, bảo hiểm và tiết kiệm.
FDIC khuyến khích các tổ chức tài chính, cơ quan chính phủ, các hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng, giới truyền thông và cả cá nhân cùng góp phần xây dựng hệ thống thông tin tư vấn cho Bản tin được FDIC xuất bản rộng rãi và miễn phí thường kỳ.
FDIC đưa ra 10 cảnh báo về gian lận tài chính:
1. Giả mạo cơ quan Chính phủ: Vụ lừa đảo thường bắt đầu với một cuộc điện thoại, thư hoặc e-mail, tin nhắn văn bản hoặc fax được cho là từ một cơ quan Chính phủ, yêu cầu một khoản thanh toán trả trước hoặc yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin tài chính cá nhân như số an sinh xã hội hoặc số tài khoản ngân hàng.
2. Giả mạo người thu hồi nợ hoặc cơ quan thi hành pháp luật đang trong quá trình thu hồi một món nợ mà khách hàng không thực sự nợ. Trong trường hợp này sẽ không có giấy nợ, tiếp sau là sẽ đe dọa bạn có thể bị bắt hoặc bị dùng bạo lực vì không thanh toán nợ.
3. Giả mạo là người trao cơ hội việc làm và yêu cầu trả tiền trước để giữ chỗ, hứa hẹn có thể làm việc tại nhà. Hình thức này có thể tiến hành lừa đảo qua mạng, quảng cáo với những cơ hội việc làm hấp dẫn khiến bạn phải cung cấp nhiều thông tin tài chính cá nhân vì mục tiêu “kiểm tra lý lịch”
4. Mạo danh e-mail của ngân hàng hoặc tổ chức bạn biết để yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân như tài khoản ngân hàng, ngày tháng năm sinh, số an sinh xã hội và các thông tin có giá trị khác. Những e-mail này thường bao gồm đồ họa sao chép từ các trang mạng đáng tin cậy hoặc là dưới dạng tin nhắn hợp lệ.
5. Giả mạo người giúp giải quyết tình trạng tịch biên thế nợ đối với tài sản thế chấp. Nhiều người mua nhà lâm vào hoàn cảnh khó khăn về tài chính và rủi ro mất nhà có thể làm mồi ngon cho những lời hứa hẹn hỗ trợ từ nhân viên tư vấn tài chính, tư vấn thế chấp, nhân viên môi giới cho vay hoặc người tự xưng là đại diện cơ quan Chính phủ có thể giúp trách tịch thu nhà.
6. Thông báo trúng số độc đắc và yêu cầu gửi tiền cho công ty xổ số để trang trải một khoản thuế phí.
7. Lừa đảo người cao tuổi để chiếm đoạt khoản tiền tiết kiệm cả đời của họ. Ví dụ tiếp thị từ xa sản phẩm / dịch vụ và yêu cầu người già đặt một khoản tiền lớn trước khi chuyên hàng cho họ mà họ không bao giờ nhận được sau đó. Trước đó, FDIC và Cơ quan bảo vệ người tiêu dùng tài chính (CFPB) đã xây dựng Chương trình Đồng tiền thông minh cho người cao tuổi nhằm cung cấp thông tin, nguồn lực và nâng cao năng lực tài chính cho người cao tuổi để họ tránh những trường hợp bị lợi dụng.
8. Lừa đảo thanh toán vượt mức khi mua hàng qua mạng.
9. Phần mềm độc hại cài đặt vào các thiết bị như máy tính, điện thoại thông minh, phần mềm gián điệp trên máy tính, điện thoại thông tin hoặc các thiết bị khác, dẫn truy cập đến một khoản tiền cần phải được thanh toán.
10. Giả danh nhà chức trách đe dọa nạn nhân sẽ có lệnh bắt nếu không nộp phạt ngay lập tức, đi kèm với đó là yêu cầu cung cấp tài khoản thẻ debit và mã pin hòng chiếm đoạt tài sản.
P.H (tổng hợp và lược dịch từ FDIC 13/6/2017)
[1] Chương trình Vay Nợ Vô Kỳ Hạn, người cao niên trên 62 tuổi tại Mỹ vẫn có quyền tiếp tục sinh sống tại căn nhà của mình, đồng thời không phải lo lắng chuyện trả tiền nợ và lãi suất vay hàng tháng nếu như họ vẫn tiếp tục cư trú tại căn nhà ấy. Ngân hàng chỉ có thể tiến hành các thủ tục lấy tiền một khi người cao niên đứng tên nhà qua đời, hay quyết định bán căn nhà hoặc đã vắng mặt khỏi nơi cư trú trong 364 ngày liên tục.